Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi sáp nhập được quy định như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi sáp nhập được quy định như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi sát nhập gồm các tài liệu nào?
- Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thay đổi địa chỉ thông tin điện tử thì có cần phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Tài chính không?
Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi sáp nhập được quy định như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi sáp nhập được quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 88/2014/NĐ-CP như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi sáp nhập:
Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi sáp nhập được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi sát nhập gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi sáp nhập gồm các tài liệu được quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 88/2014/NĐ-CP như sau:
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được cấp lại trong những trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bị mất hoặc bị hư hỏng;
b) Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu và tiếp tục đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 đến Khoản 7 Điều 14 Nghị định này.
2. Quy trình, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này:
a) Hồ sơ gồm:
- Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (trừ trường hợp bị mất);
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo Mẫu số 3 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
b) Trong thời hạn năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Bộ Tài chính xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
3. Quy trình, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo Mẫu số 1 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
- Các văn bản, tài liệu chứng minh doanh nghiệp tiếp tục đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 đến Khoản 7 Điều 14 Nghị định này.
b) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính thẩm định, xem xét hồ sơ để cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Trong trường hợp từ chối, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Tại khoản 1 đến khoản 7 Điều 14 Nghị định 88/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 151/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
2. Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định tại Điều 11 Nghị định này.
3. Cổ đông hoặc thành viên góp vốn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.
4. Có Tổng giám đốc hoặc Giám đốc đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này.
5. Có tối thiểu năm (05) người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm quy định tại Điều 20 Nghị định này.
6. Có tối thiểu mười (10) người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện chuyên viên phân tích quy định tại Điều 21 Nghị định này.
7. Có các quy trình nghiệp vụ đáp ứng quy định tại Điều 31 Nghị định này
...
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi sáp nhập gồm các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
- Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định là mười lăm (15) tỷ đồng.
- Cổ đông hoặc thành viên góp vốn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.
- Có Tổng giám đốc hoặc Giám đốc đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này.
- Có tối thiểu 05 người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm quy định tại Điều 20 Nghị định này.
- Có tối thiểu 10 người lao động đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện chuyên viên phân tích quy định tại Điều 21 Nghị định này.
- Có các quy trình nghiệp vụ đáp ứng quy định tại Điều 31 Nghị định này.
Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thay đổi địa chỉ thông tin điện tử thì có cần phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Tài chính không?
Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thay đổi địa chỉ thông tin điện tử thì có cần phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Tài chính không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 88/2014/NĐ-CP như sau:
Những thay đổi phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước
Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có thay đổi về những nội dung sau đây, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Tài chính và cơ quan đăng ký kinh doanh:
1. Không đáp ứng được một trong các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này;
2. Tên, địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ trang thông tin điện tử của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
4. Giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm;
5. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thay đổi địa chỉ thông tin điện tử thì phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Tài chính và cơ quan đăng ký kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.