Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của doanh nghiệp trong nước là mẫu nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau theo quy định mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của doanh nghiệp trong nước là mẫu nào? Doanh nghiệp trong nước nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài khi nào? Câu hỏi của anh T.L.A đến từ TP.HCM.

Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của doanh nghiệp trong nước là mẫu nào?

Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của doanh nghiệp trong nước được quy định tại Phụ lục số 01 đính kèm Thông tư 20/2015/TT-NHNN.

Tải về Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của doanh nghiệp trong nước.

Doanh nghiệp trong nước nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài khi nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 20/2015/TT-NHNN quy định về thủ tục cấp lại Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài thì:

Trong các trường hợp sau thì doanh nghiệp trong nước nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài:

- Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài bị mất, rách, thất lạc, hư hỏng do thiên tai, hỏa hoạn không sử dụng được; hoặc do các nguyên nhân khách quan khác.

Ngoài ra, trình tự thủ tục cấp lại Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài:

Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép, trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp lại theo Phụ lục số 01 đính kèm Thông tư 20/2015/TT-NHNN;

- Bản sao Giấy phép đã được cấp còn hiệu lực (nếu có);

- Văn bản, tài liệu chứng minh về việc Giấy phép đã bị mất, rách, thất lạc, hư hỏng (nếu có).

Bước 2: doanh nghiệp trong nước phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) bằng hình thức:

- Nộp trực tiếp hoặc

- Gửi qua đường bưu điện

Bước 3: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép theo Phụ lục số 03 đính kèm Thông tư 20/2015/TT-NHNN cho doanh nghiệp.

Lưu ý: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức bổ sung hồ sơ.

Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản gửi tổ chức nêu rõ lý do.

Ngoài ra, thời hạn hiệu lực của Giấy phép được cấp lại phù hợp với thời hạn Giấy phép hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) đã cấp tại thời điểm gần nhất.

Doanh nghiệp trong nước nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của doanh nghiệp trong nước khi nào?

Doanh nghiệp trong nước nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của doanh nghiệp trong nước khi nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có trách nhiệm tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 20/2015/TT-NHNN thì trách nhiệm của Vụ Quản lý ngoại hối được quy định như sau:

- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép của tổ chức;

- Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép, thu hồi Giấy phép và các Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có);

- Xem xét cấp Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép;

- Tiếp nhận, tổng hợp báo cáo liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức;

- Theo dõi và tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý, giám sát và xử lý các vấn đề liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức.

Như vậy, việc theo dõi và tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý, giám sát và xử lý các vấn đề liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức thuộc trách nhiệm của Vụ Quản lý ngoại hối.

Bên cạnh đó, trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép được quy định như sau:

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các tài liệu, chứng từ do tổ chức xuất trình nhằm đảm bảo việc chuyển tiền sang tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức, phù hợp với Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép và các quy định của pháp luật có liên quan;

- Lưu giữ các giấy tờ, chứng từ liên quan đến các giao dịch ngoại hối theo quy định tại Thông tư 20/2015/TT-NHNN và quy định pháp luật có liên quan;

- Phát hiện các hành vi vi phạm quy định tại Thông tư 20/2015/TT-NHNN của tổ chức, kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) để có biện pháp xử lý;

- Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư 20/2015/TT-NHNN, các quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn khách hàng thực hiện.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,173 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào