Mẫu đơn đặt hàng tiếng Anh chuẩn nhất hiện nay? Cần lưu ý điều gì khi lập đơn đặt hàng tiếng Anh?
Mẫu đơn đặt hàng tiếng Anh chuẩn nhất hiện nay?
Đơn đặt hàng là gì?
Đơn đặt hàng là một tài liệu hoặc yêu cầu chính thức từ khách hàng đến nhà cung cấp hoặc doanh nghiệp, thông báo về việc muốn mua sản phẩm hoặc dịch vụ với các điều kiện cụ thể. Đơn đặt hàng thường bao gồm các thông tin như:
- Thông tin người đặt hàng: Tên, địa chỉ, và các thông tin liên lạc của khách hàng.
- Chi tiết sản phẩm/dịch vụ: Mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng muốn mua, bao gồm số lượng, chất lượng, đặc tính kỹ thuật (nếu có).
- Giá cả: Giá của từng sản phẩm/dịch vụ và tổng giá trị đơn hàng.
- Điều kiện giao hàng: Thời gian và địa điểm giao hàng.
- Hình thức thanh toán: Cách thức thanh toán (trả ngay, trả góp, qua thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng…).
- Điều khoản khác: Các điều khoản bảo hành, hỗ trợ sau bán hàng, và các yêu cầu đặc biệt (nếu có).
Đơn đặt hàng là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện giao dịch và là tài liệu quan trọng trong quy trình kinh doanh giữa khách hàng và nhà cung cấp.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu đơn đặt hàng tiếng Anh chuẩn nhất hiện nay?
Hiện nay, Luật Thương mại 2005 và các văn bản có liên quan không quy định về mẫu đơn đặt hàng tiếng Anh, theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể tham khảo mẫu đơn đặt hàng tiếng Anh sau đây:
TẢI VỀ Mẫu đơn đặt hàng bằng tiếng Anh
*Biểu mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu đơn đặt hàng tiếng Anh chuẩn nhất hiện nay? Cần lưu ý điều gì khi lập đơn đặt hàng tiếng Anh? (Hình từ Internet)
Cần lưu ý điều gì khi lập đơn đặt hàng tiếng Anh?
Khi lập đơn đặt hàng tiếng Anh, cần lưu ý như sau:
(1) Cần điền đầy đủ các thông tin trên mẫu đơn đặt hàng: số lượng, đơn giá và tính thành tiền tương ứng. Những nội dung này cũng là một cách xác nhận số lượng, giá cả hàng hóa làm căn cứ thanh toán sau này.
Đồng thời, địa điểm và thời gian giao hàng cũng được bên đặt hàng ghi rõ để làm căn cứ giao hàng và thanh toán, nếu giao hàng chậm sẽ bị phạt.
(2) Càng chi tiết càng tốt các thông tin về mặt hàng: Đặc biệt là các thông số kỹ thuật để không bị nhầm lẫn với mặt hàng khác. Đồng thời, cũng là cơ sở để 02 bên giao nhận hàng hóa và làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp sau này.
(3) Phương thức thanh toán: Mẫu đơn đặt hàng ngoài những thông tin cần thiết phải có ở trên thì người làm đơn cũng cần phải ghi rõ phương thức thanh toán, có thể là thanh toán trước 50 - 50 hoặc thanh toán 100% trước khi giao hàng hoặc ngay sau khi nhận hàng.
+ Phương thức thanh toán trong Đơn đặt hàng là do sự thỏa thuận giữa 02 bên. Vì thế, nếu thấy Đơn đặt hàng ghi nội dung này chưa hợp lý thì bên nhận đặt hàng cũng có quyền yêu cầu bên đặt hàng điều chỉnh lại.
+ Ngoài ra, 02 bên cũng có thể chọn hình thức thanh toán trực tiếp hoặc tiến hành chuyển khoản qua ngân hàng.
(4) Sau khi nhận được Đơn đặt hàng từ bên mua, bên bán cần ký, đóng dấu hoặc sử dụng phương thức khác để xác nhận đã nhận được Đơn đặt hàng và gửi lại cho bên đặt mua hàng.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005, hàng hóa bao gồm:
- Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
- Những vật gắn liền với đất đai.
Quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân được pháp luật quy định thế nào?
Quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân được quy định tại Điều 75 Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:
(1) Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền cung ứng dịch vụ sau đây:
- Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;
- Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;
- Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài;
- Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài.
(2) Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền sử dụng dịch vụ sau đây:
- Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;
- Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;
- Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài;
- Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài.
(3) Chính phủ quy định cụ thể đối tượng người cư trú, người không cư trú để thực hiện các chính sách thuế, quản lý xuất khẩu, nhập khẩu đối với các loại hình dịch vụ.
Lưu ý: Hình thức hợp đồng dịch vụ được quy định tại Điều 74 Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:
(1) Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
(2) Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.