Mẫu do Giám đốc cơ sở cai nghiện ban hành quyết định cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang là mẫu nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau mẫu quyết định cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang do Giám đốc cơ sở cai nghiện ban hành là mẫu nào? Câu hỏi của anh K.L.P đến từ TP.HCM.

Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải quyết định việc cho người cai nghiện về chịu tang trong thời gian nào?

Căn cứ tại Điều 70 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về chế độ chịu tang đối với người cai nghiện bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Chế độ chịu tang
1. Khi bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con chết thì người cai nghiện được phép về để chịu tang. Thời gian về chịu tang tối đa là 05 ngày, không bao gồm thời gian đi đường và được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.
2. Trình tự thủ tục giải quyết chế độ chịu tang:
a) Gia đình người cai nghiện làm đơn đề nghị cho người cai nghiện về chịu tang, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện cư trú gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: họ tên, số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, nơi cư trú, mối quan hệ với người cai nghiện, thời gian đề nghị cho người cai nghiện được về chịu tang và cam kết quản lý, giám sát không để người cai nghiện sử dụng ma túy trái phép hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian về chịu tang theo Mẫu số 48 Phụ lục II Nghị định này.
b) Trong thời hạn 01 ngày kể từ khi nhận đơn theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Giám đốc cơ sở cai nghiện có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cho người cai nghiện về chịu tang.
Quyết định cho phép về chịu tang phải gồm các nội dung: họ tên, thời gian được về chịu tang; trách nhiệm của gia đình trong việc đón, đưa trả về cơ sở cai nghiện, quản lý người cai nghiện trong thời gian về chịu tang. Quyết định được gửi cho gia đình người cai nghiện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để phối hợp quản lý và lưu trong hồ sơ người cai nghiện theo Mẫu số 49 Phụ lục II Nghị định này.

Như vậy, trong thời hạn 01 ngày kể từ khi nhận đơn đề nghị cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang, Giám đốc cơ sở cai nghiện có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cho người cai nghiện về chịu tang.

Mẫu quyết định cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang do Giám đốc cơ sở cai nghiện ban hành là mẫu nào?

Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải quyết định việc cho người cai nghiện về chịu tang trong thời gian nào? (Hình từ Internet)

Mẫu quyết định cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang do Giám đốc cơ sở cai nghiện ban hành là mẫu nào?

Mẫu quyết định cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang do Giám đốc cơ sở cai nghiện ban hành là Mẫu số 49 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2021/NĐ-CP.

Đồng thời như đã phân tích ở trên, trong thời hạn 01 ngày kể từ khi nhận đơn đề nghị cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang, Giám đốc cơ sở cai nghiện có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cho người cai nghiện về chịu tang.

Tải về Mẫu quyết định cho phép người đang chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc về chịu tang do Giám đốc cơ sở cai nghiện ban hành.

Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong công tác phòng chống ma túy được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong công tác phòng chống ma túy được quy định tại Điều 6 Luật Phòng, chống ma túy 2021 cụ thể như sau:

- Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý, ngăn chặn thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

- Thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

- Hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy; tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; theo dõi, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy.

- Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy và việc trồng cây có chứa chất ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 thì phòng, chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.

Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.

Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Tiền chất là hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong danh mục tiền chất do Chính phủ ban hành.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

773 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào