Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136?
Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện mới nhất là mẫu số 03 tại Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 136/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Tải về Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện tải về
Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 93/2019/NĐ-CP có quy định về nội dung của điều lệ quỹ từ thiện như sau:
Theo đó, nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện được quy định như sau:
(1) Tên gọi, địa chỉ, số điện thoại, số fax, email, website (nếu có) của quỹ.
(2) Mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của quỹ.
(3) Thông tin về sáng lập viên của quỹ.
(4) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quỹ.
(5) Đại diện theo pháp luật của quỹ; tổ chức, hoạt động; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý quỹ, Ban Kiểm soát, Chủ tịch, Giám đốc và các chức vụ lãnh đạo khác.
(6) Nguyên tắc vận động quyên góp; vận động, tiếp nhận tài trợ và thực hiện tài trợ.
(7) Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của quỹ.
(8) Trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tổ chức, hoạt động và tài chính của quỹ.
(9) Khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ quỹ và xử lý vi phạm trong hoạt động của quỹ.
(10) Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên và giải thể quỹ.
(11) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ.
(12) Các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Sửa đổi bổ sung điều lệ quỹ từ thiện thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ theo điểm h khoản 3 Điều 26 Nghị định 93/2019/NĐ-CP được được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 136/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Hội đồng quản lý quỹ
1. Hội đồng quản lý quỹ là cơ quan quản lý của quỹ, nhân danh quỹ để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quỹ; các thành viên phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích. Hội đồng quản lý quỹ có tối thiểu 03 thành viên gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên không phải là người có quan hệ gia đình, trong đó có tối thiểu 51% số lượng thành viên là công dân Việt Nam. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý quỹ do điều lệ quỹ định nhưng không quá 05 năm, tính từ ngày có quyết định công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này.
Hội đồng quản lý quỹ do Ban sáng lập đề cử, trường hợp không có đề cử của ban sáng lập, Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ tiếp theo. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết nhiệm kỳ, quỹ phải hoàn thành hồ sơ, thủ tục công nhận hội đồng quản lý hợp lệ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này công nhận. Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ trước điều hành hoạt động của quỹ cho đến khi có quyết định công nhận hội đồng quản lý nhiệm kỳ tiếp theo.
2. Đối với quỹ thành lập trên cơ sở tài sản hiến, tặng hoặc di chúc, thành viên là tổ chức hoặc cá nhân đại diện cho tài sản đó chiếm không quá 1/3 tổng số thành viên trong Hội đồng quản lý quỹ.
3. Hội đồng quản lý quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hàng năm của quỹ;
b) Quyết định các giải pháp phát triển quỹ; thông qua hợp đồng, mua, bán tài sản có giá trị lớn của quỹ, giá trị này được quy định cụ thể trong điều lệ quỹ;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý quỹ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quyết định thành lập Ban Kiểm soát quỹ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc quỹ hoặc ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc quỹ trong trường hợp Giám đốc quỹ là người do quỹ thuê; quyết định người phụ trách công tác kế toán và người quản lý khác quy định tại điều lệ quỹ;
d) Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý quỹ, Giám đốc, Kế toán trưởng quỹ và người quản lý khác quy định tại điều lệ quỹ và theo quy định của pháp luật;
đ) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng tài sản, tài chính quỹ;
e) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý quỹ theo quy định của pháp luật và điều lệ quỹ;
g) Quyết định thành lập pháp nhân trực thuộc quỹ theo quy định của pháp luật; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện quỹ theo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
h) Sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ;
i) Quyết định giải thể hoặc đề xuất những thay đổi về giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Nghị định này và điều lệ quỹ.
4. Hội đồng quản lý quỹ làm việc theo chế độ tập thể và biểu quyết theo nguyên tắc đa số quá bán.
Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ sẽ thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý quỹ từ thiện.
Lưu ý:
Tại điểm b khoản 3 Điều 26 Nghị định 93/2019/NĐ-CP (từ "Vay") bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 136/2024/NĐ-CP;
Tại điểm d khoản 3 Điều 26 Nghị định 93/2019/NĐ-CP (Cụm từ "người phụ trách kế toán") bị thay thế bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 136/2024/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.