Mẫu đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mới nhất? Tải Mẫu ở đâu?
- Mẫu đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mới nhất?
- Muốn cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
- Ai có trách nhiệm quản lý Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy?
Mẫu đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mới nhất?
Mẫu đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC33 PHỤ LỤC IX ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP cụ thể:
Tải Mẫu đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mới nhất tại đây.
Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (Hình từ Internet)
Muốn cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC33);
b) Văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh;
c) Danh sách cá nhân có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; có kèm theo Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân;
d) Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh: Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm hoạt động; bảng kê khai các phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh; Chứng chỉ công nhận chất lượng của phòng thí nghiệm và đánh giá hiệu chuẩn thiết bị kiểm định của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, bao gồm 04 loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (theo mẫu hướng dẫn trên);
- Văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật;
- Danh sách cá nhân có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy (có kèm theo Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân);
- Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh:
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm hoạt động;
+ Bảng kê khai các phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh;
+ Chứng chỉ công nhận chất lượng của phòng thí nghiệm và đánh giá hiệu chuẩn thiết bị kiểm định của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
Ai có trách nhiệm quản lý Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy?
Trách nhiệm quản lý Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo khoản 1 Điều 46 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý, sử dụng, thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm quản lý Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy và thực hiện trách nhiệm sau đây:
a) Khi cơ sở kinh doanh bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật hoặc không còn kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì phải nộp lại cho cơ quan Công an đã cấp trước đó để thu hồi;
b) Trường hợp tạm ngừng hoạt động phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an đã cấp trước đó biết về lý do, thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
c) Trường hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị mất, hư hỏng, cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về tên gọi, địa điểm, người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, thay đổi hoặc bổ sung ngành, nghề kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại hoặc cấp đổi giấy xác nhận;
d) Xuất trình Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Như vậy, người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm quản lý Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy và thực hiện trách nhiệm sau đây:
- Khi cơ sở kinh doanh bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật hoặc không còn kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì phải nộp lại cho cơ quan Công an đã cấp trước đó để thu hồi;
- Trường hợp tạm ngừng hoạt động phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an đã cấp trước đó biết về lý do, thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
- Trường hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị mất, hư hỏng, cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về tên gọi, địa điểm, người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, thay đổi hoặc bổ sung ngành, nghề kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại hoặc cấp đổi giấy xác nhận;
- Xuất trình Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.