Mẫu đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng đối với cá nhân được quy định như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng đối với cá nhân?
Mẫu đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng đối với cá nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thống nhất, đồng bộ với trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
2. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp kiểm tra hồ sơ về điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại Điều 19 của Luật Lâm nghiệp, đồng thời rà soát, xác định vị trí, diện tích, hiện trạng rừng trước khi phê duyệt chuyển mục đích sử dụng.
3. Quyết định chuyển mục đích sử dụng đất của cấp có thẩm quyền phải thể hiện được vị trí, diện tích phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng.
4. Mẫu đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng trong hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng áp dụng theo Mẫu số 09 đối với tổ chức, Mẫu số 10 đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
Theo đó, mẫu đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng trong hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng áp dụng theo Mẫu số 09 đối với tổ chức, Mẫu số 10 đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
Như vậy, mẫu đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng đối với tổ chức được quy định theo Mẫu số 10 Phụ lục II kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Tải về
Cơ quan nào có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng đối với cá nhân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Lâm nghiệp 2017 (được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 6 Điều 248 Luật Đất đai 2024) quy định như sau:
Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng
1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.
2. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với hộ gia đình, cá nhân;
b) Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với cộng đồng dân cư;
c) Thu hồi rừng đối với trường hợp thu hồi đất có rừng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.
Theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có những quyền sau:
- Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với hộ gia đình, cá nhân;
- Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với cộng đồng dân cư;
- Thu hồi rừng đối với trường hợp thu hồi đất có rừng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giao rừng đối với cá nhân là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Cá nhân muốn chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ internet)
Cá nhân muốn chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp 2017(được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 248 Luật Đất đai 2024) quy định về điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như sau:
Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
2. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
3. Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
Theo quy định trên thì trường hợp cá nhân muốn chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì phải đáp ứng 04 điều kiện sau:
- Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
- Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
- Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
Lưu ý:
(i) Khoản 4 Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/04/2024
(ii) Điểm a, b khoản 6 Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/04/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.