Mẫu Đề cương báo cáo kiểm điểm của ban chấp hành đảng bộ về công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm kỳ mới?
- Mẫu Đề cương báo cáo kiểm điểm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của ban chấp hành đảng bộ?
- Ủy viên ban chấp hành đảng bộ có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Chủ động đề xuất, trao đổi trong thường trực huyện ủy về những vấn đề lớn, quan trọng để trình ban chấp hành đảng bộ huyện thảo luận, quyết định là nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư huyện ủy?
Mẫu Đề cương báo cáo kiểm điểm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của ban chấp hành đảng bộ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thì đảng bộ cơ sở là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.
Có thể tham khảo Mẫu Đề cương báo cáo kiểm điểm về công tác lãnh đạo chỉ đạo của ban chấp hành đảng bộ dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu Đề cương báo cáo kiểm điểm về công tác lãnh đạo chỉ đạo của ban chấp hành đảng bộ
Lưu ý: Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu Đề cương báo cáo kiểm điểm của ban chấp hành đảng bộ về công tác lãnh đạo chỉ đạo nhiệm kỳ mới? (Hình từ internet)
Ủy viên ban chấp hành đảng bộ có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo Điều 4 Quyết định 143-QĐ/TW năm 2024 thì Ủy viên ban chấp hành đảng bộ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Chịu trách nhiệm trước ban chấp hành đảng bộ huyện về công tác lãnh đạo của huyện ủy đối với cơ quan, đơn vị, lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách.
(2) Chủ động đề xuất chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp; chương trình hoạt động của huyện ủy, ban thường vụ và thường trực huyện ủy liên quan đến lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo ban thường vụ, thường trực huyện ủy các vấn đề mới, đột xuất, phức tạp vượt thẩm quyền.
(3) Chấp hành nghiêm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Giữ gìn sự thống nhất ý chí, hành động và đoàn kết trong Đảng; không nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quyết định của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép; kiên quyết đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Cùng với cấp ủy, tổ chức đảng nơi công tác lãnh đạo việc nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của cấp trên và của huyện ủy; chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, công tác bảo vệ chính trị nội bộ ở cơ quan, đơn vị, lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách.
(4) gương mẫu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, tự soi, tự sửa, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tích cực góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh ở nơi mình sinh hoạt, công tác; thực hiện hiệu quả mô hình “chi bộ bốn tốt”, “đảng bộ cơ sở bốn tốt”.
Có lối sống gương mẫu, trong sạch, lành mạnh; xây dựng gia đình văn hóa; không để vợ, chồng, con và người thân lợi dụng làm những việc trái quy định của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và cá nhân; giữ mối liên hệ mật thiết với Nhân dân.
(5) Nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công, điều động của cấp có thẩm quyền; có quyền trình bày ý kiến khi cơ quan có thẩm quyền đánh giá, nhận xét, quyết định bố trí công tác, thi hành kỷ luật đối với mình.
(6) Trực tiếp phụ trách, chịu trách nhiệm hoặc tham gia công tác tổ chức, cán bộ; quan tâm bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ thay thế chức vụ mình đang đảm nhiệm. Nhận xét, đánh giá cán bộ; chỉ đạo triển khai các biện pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu và thực hành tiết kiệm; thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ ở cơ quan, đơn vị, lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách; bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung; chịu trách nhiệm đối với những sai phạm của tổ chức và cán bộ dưới quyền quản lý trực tiếp.
(7) Nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình; thực hiện kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân theo quy định của Đảng. Lắng nghe, cầu thị tiếp thu ý kiến góp ý, nhất là hạn chế, khuyết điểm của mình hoặc có liên quan đến mình. Có biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm do cấp có thẩm quyền kết luận tại các kỳ kiểm điểm.
Thực hiện chất vấn trong Đảng theo quy định. Cá nhân được phê bình, chất vấn có trách nhiệm tiếp thu, giải trình và trả lời rõ ràng về các nội dung chất vấn.
(8) Thường xuyên học tập, cập nhật thông tin, kiến thức mới và được bồi dưỡng, nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn.
(9) Tham dự đầy đủ các phiên họp huyện ủy; tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng nghị quyết, quyết định, văn bản của huyện ủy và cùng huyện ủy chịu trách nhiệm trong việc lãnh đạo tổ chức thực hiện. Chủ trì, phối hợp chuẩn bị nội dung được phân công phụ trách để trình huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy. Tham gia các ban chỉ đạo, tiểu ban, tổ công tác, các tổ chức khác khi được cấp có thẩm quyền phân công.
(10) Có quyền bầu cử, ứng cử, đề cử, xin rút khỏi danh sách đề cử theo quy định của Điều lệ Đảng và Quy chế bầu cử trong Đảng.
(11) Thực hiện chế độ bảo mật thông tin, giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn của Đảng, Nhà nước.
(12) Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, được cung cấp và yêu cầu ban thường vụ huyện ủy cung cấp những thông tin cần thiết, kịp thời về hoạt động của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp trong huyện, về tình hình trong nước và quốc tế.
(13) Chấp hành nghiêm việc thực hiện trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong quan hệ, tiếp xúc với cá nhân, tổ chức nước ngoài theo quy định.
(14) Khi đi công tác (hoặc giải quyết việc cá nhân) ngoài tỉnh (thành phố) từ … ngày làm việc trở lên phải báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản với thường trực huyện ủy (các ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy căn cứ tình hình thực tiễn để hướng dẫn cụ thể).
Chủ động đề xuất, trao đổi trong thường trực huyện ủy về những vấn đề lớn, quan trọng để trình ban chấp hành đảng bộ huyện thảo luận, quyết định là nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư huyện ủy?
Căn cứ theo Điều 6 Quyết định 143-QĐ/TW năm 2024 có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư huyện ủy
Bí thư huyện ủy là người đứng đầu huyện ủy, chịu trách nhiệm cao nhất trước huyện ủy, ban thường vụ và thường trực huyện ủy; cùng huyện ủy, ban thường vụ và thường trực huyện ủy chịu trách nhiệm trước tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, trước đảng bộ và Nhân dân địa phương về sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực ở địa phương và chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công.
Ngoài nội dung được quy định tại Điều 4, Điều 5 của Quy chế này, bí thư huyện ủy còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Chủ trì các công việc của huyện ủy, ban thường vụ và thường trực huyện ủy; chủ trì và kết luận các hội nghị của cấp ủy, chủ động đề xuất, trao đổi trong thường trực huyện ủy về những vấn đề lớn, quan trọng để trình ban thường vụ huyện ủy, ban chấp hành đảng bộ huyện thảo luận, quyết định.
2. Chỉ đạo tổ chức quán triệt trong đảng bộ, Nhân dân địa phương và trực tiếp tổ chức quán triệt trong huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy về các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chỉ đạo và định hướng chuẩn bị những đề án quan trọng nhằm cụ thể hóa các nghị quyết, chủ trương của Đảng để trình hội nghị huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy thảo luận, quyết định.
...
Theo đó, việc chủ động đề xuất, trao đổi trong thường trực huyện ủy về những vấn đề lớn, quan trọng để trình ban chấp hành đảng bộ huyện thảo luận, quyết định là nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư huyện ủy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.