Mẫu đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác là mẫu nào?
- Mẫu đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác là mẫu nào?
- Ai có thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác?
- Thời hạn phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là bao lâu?
Mẫu đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác là mẫu nào?
Mẫu đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác theo Mẫu số 02A tại Phụ lục kèm theo Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác
Mẫu đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác là mẫu nào? (hình từ internet)
Ai có thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác?
Thẩm quyền phê duyệt đề án được quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác
1. Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thông qua việc cung cấp dịch vụ sử dụng đường bộ và các dịch vụ khác liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật có liên quan.
2. Thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.
...
Như vậy, cơ quan sau đây có thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác:
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.
Thời hạn phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là bao lâu?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác
...
3. Lập, phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải:
a) Cơ quan quản lý tài sản ở trung ương lập hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trình Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đề nghị gồm:
Tờ trình của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
Đề án khai thác tài sản do cơ quan quản lý tài sản lập theo Mẫu số 02A tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt Đề án khai thác tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp Đề án chưa phù hợp.
...
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt Đề án khai thác tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp Đề án chưa phù hợp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ sau đây:
- Tờ trình của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
- Đề án khai thác tài sản do cơ quan quản lý tài sản lập theo Mẫu số 02A tại Phụ lục kèm theo Nghị định 44/2024/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.