Mẫu công văn xin trích lục hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu công văn?
Mẫu công văn xin trích lục hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là mẫu nào?
Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan không có quy định về mẫu công văn xin trích lục hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là mẫu nào.
Theo đó, mặc dù pháp luật Việt Nam có nhiều quy định về các loại trích lục hồ sơ khác nhau nhưng lại chưa có định nghĩa cụ thể trích lục là gì. Tuy nhiên, trích lục hồ sơ có thể hiểu như sau:
Trích lục hồ sơ là việc cá nhân yêu cầu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong một số lĩnh vực nhất định chấp nhận cấp bản sao của giấy tờ, hồ sơ. Trong trường hợp bị mất giấy tờ gốc, công dân đều có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp bản trích lục.
Thủ tục xin trích lục hồ sơ sẽ khác nhau giữa các loại trích lục và đối tượng xin cấp Ví dụ như mẫu công văn xin trích lục giấy phép kinh doanh sẽ khác với xin trích lục bản án, quyết định ly hôn.
Và, căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin được lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ có quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin được lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 36 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì khi doanh nghiệp có nhu cầu xin trích lục hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cần gửi đề nghị cung cấp thông tin đến Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh hoặc Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để được cung cấp thông tin.
Lưu ý:
- Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về doanh nghiệp lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cung cấp thông tin về doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý.
Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu công văn xin trích lục hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại đây:
Tải về Mẫu công văn xin trích lục hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Mẫu công văn xin trích lục hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu công văn? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách điền mẫu công văn xin trích lục hồ sơ đăng ký doanh nghiệp?
Hướng dẫn điền mẫu công văn xin trích lục hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như sau:
Công văn xin trích lục hồ sơ và cách điền các nội dung công văn:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Tên đơn vị làm công văn xin trích lục hồ sơ
+ Địa điểm, thời gian làm công văn
+ Tên công văn, nơi nhận công văn (cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục hồ sơ)
+ Thông tin đơn vị xin trích lục công văn (tên đơn vị, mã số, trụ sở chính, thông tin người đại diện, chức vụ người đại diện)
+ Nội dung xin trích lục
+ Căn cứ pháp luật (nếu có)
+ Chữ ký, họ và tên người có thẩm quyền ký công văn.
Các nội dung chủ yếu cần có trong Điều lệ công ty là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều lệ công ty sẽ bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Cơ cấu tổ chức quản lý;
- Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
- Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
- Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;
- Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.