Mẫu cam kết mua hàng mới nhất? Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng thế nào?

Mẫu cam kết mua hàng mới nhất? Tải mẫu tại đâu? Cam kết mua hàng là gì? Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng thế nào? Người mua có được kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng không?

Cam kết mua hàng là gì? Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng thế nào?

Cam kết mua hàng là một văn bản hoặc thỏa thuận chính thức giữa bên mua và bên bán, trong đó bên mua cam kết sẽ mua một số lượng hàng hóa cụ thể từ bên bán trong một khoảng thời gian nhất định hoặc theo các điều kiện đã thỏa thuận. Cam kết này có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thương mại, sản xuất đến dịch vụ.

Theo Điều 50 Luật Thương mại 2005 có quy định về thanh toán như sau:

Thanh toán
1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.
2. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
3. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.

Theo đó, bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận. Bên cạnh đó, phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.

Mẫu cam kết mua hàng mới nhất? Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng thế nào?

Mẫu cam kết mua hàng mới nhất? Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng thế nào? (Hình từ Internet)

Mẫu cam kết mua hàng mới nhất?

Thông thường, một cam kết mua hàng sẽ bao gồm các nội dung chính sau đây:

(1) Thông tin các bên:

- Tên và địa chỉ của bên mua.

- Tên và địa chỉ của bên bán.

(2) Thông tin về hàng hóa:

- Mô tả chi tiết về hàng hóa (tên hàng, mã hàng, đặc điểm kỹ thuật, chất lượng, v.v.).

- Số lượng hàng hóa mà bên mua cam kết sẽ mua.

(3) Giá cả:

- Giá mua hàng hóa (có thể là giá cố định hoặc giá theo thỏa thuận).

- Các điều khoản thanh toán (thời gian thanh toán, phương thức thanh toán, v.v.).

(4) Thời gian giao hàng:

- Thời gian dự kiến giao hàng.

- Địa điểm giao hàng.

(5) Điều khoản bảo hành và dịch vụ sau bán hàng:

Các điều khoản liên quan đến bảo hành, đổi trả hàng hóa (nếu có).

(6) Cam kết và nghĩa vụ:

- Cam kết của bên mua về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng.

- Cam kết của bên bán về việc cung cấp hàng hóa đúng chất lượng và thời gian.

(7) Chữ ký:

- Chữ ký của đại diện bên mua và bên bán.

- Ngày tháng lập cam kết.

Hiện nay, Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu cam kết mua hàng.

Quý công ty, doanh nghiệp có thể tham khảo Mẫu cam kết mua hàng dưới đây:

Mẫu cam kết mua hàng

TẢI VỀ: Mẫu cam kết mua hàng

*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo

Người mua có được kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng không?

Căn cứ Điều 44 Luật Thương mại 2005 quy định về kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng như sau:

Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng
1. Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.
3. Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
4. Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
5. Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.

Như vậy, khi thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại, người mua có quyền được kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng nếu hai bên đã có thỏa thuận về việc người mua hoặc đại diện của người mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng.

Theo đó, người bán phải tạo điều kiện, hỗ trợ người mua kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.

Lưu ý: Ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu có thỏa thuận về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
15 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào