Mẫu biên bản rút vốn đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên hiện nay được quy định như thế nào?
Biên bản rút vốn đầu tư là gì?
Việc cá nhân, tổ chức nào đó rút vốn đầu tư ra khỏi các dự án, các doanh nghiệp thường rất dễ thấy trên thực tế, tùy từng loại hình mà có các hình thức rút vốn khác nhau.
Ví dụ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên thì tại khoản 2 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020, tên Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 có quy định:
Nghĩa vụ của thành viên công ty
...
2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 51, 52, 53 và 68 của Luật này.
...
Theo đó, thành viên góp vốn có thể rút vốn ra khỏi công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên dưới các hình thức như sau:
- Yêu cầu công ty mua lại vốn góp
- Chuyển nhượng vốn góp
- Rút vốn trong một số trường hợp đặc biệt
- Được công ty hoàn trả vốn theo điều kiện quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020.
Như vậy, mặc dù hiện nay không có quy định nào giải thích cụ thể biên bản rút vốn đầu tư là gì những có thể hiểu biên bản rút vốn đầu tư là văn bản được lập ra trong cuộc họp để ghi nhận lại về việc thành viên một hoặc một số thành viên của Công ty có nhu cầu rút vốn khỏi dự án kinh doanh, rút vốn khỏi công ty. Biên bản được lập trước sự chứng kiến và xác nhận của tất cả những thành viên tham gia.
Mẫu biên bản rút vốn đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên hiện nay được quy định như thế nào?
Hiện nay cũng không có văn bản cụ thể quy định về mẫu biên bản rút vôn đầu tư, do đó có thể tham khảo theo mẫu sau:
Biên bản rút vốn
Tải về Mẫu biên bản rút vốn đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên hiện nay.
Hướng dẫn cách điền mẫu biên bản rút vốn đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên.
(1) Phần mở đầu biên bản ghi rõ thời gian, địa điểm lập biên bản:
Hôm nay , vào hồi …. giờ … ngày …. tháng …. năm …. tại Công ty : Ghi tên Công ty theo GPKD
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …
Do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư …cấp ngày …
Địa chỉ trụ sở chính : Ghi theo địa chỉ trụ sở chính hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
(2) Phần nội dung biên bản
Hội đồng thành viên tiến hành họp về việc Đồng ý cho thành viên rút vốn …( Ghi tên loại vốn thành viên rút)
Ghi số lượng thành viên gồm:
– Thành viên trong Công ty
– Số thành viên được thông báo tham gia cuộc họp
– Số thành viên dự họp
% số vốn có quyền biểu quyết
Căn cứ số thành viên dự họp và điều kiện tiến hành họp Hội đồng thành viên quy định tại Điều lệ Công ty, cuộc họp đã diễn ra gồm các thành viên dưới đây:
– Ông ….. – thành viên sáng lập, sở hữu ………. Số vốn có quyền biểu quyết.
( Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa và số vốn biểu quyết)
(3) Phần thông tin của người rút vốn góp:
Sau khi nghe tất cả các ý kiến thảo luận đã được đưa ra tại cuộc họp, đồng chí Chủ toạ cuộc họp đã tóm tắt lại các ý kiến và thông qua biểu quyết vấn đề sau:
Đồng ý cho Ông / bà: Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu
Giới tính: Nếu giới tính Nam thì ghi là Nam, nếu giới tính Nữ thì ghi là Nữ
Quốc tịch:
Sinh ngày: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh
Chứng minh nhân dân số: Ghi theo thông tin trên CMND
Hộ khẩu thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Rút vốn góp là …. chiếm …. % số vốn: Ghi rõ số vốn rút
Kết quả biểu quyết
Các thành viên trong công ty ký và ghi rõ họ tên
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên rút vốn bằng cách yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp thì có làm giảm vốn điều lệ không?
Theo điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:
Tăng, giảm vốn điều lệ
...
3. Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật này.
...
Theo đó, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên rút vốn bằng cách yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp thì làm giảm vốn điều lệ của công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.