Mẫu biên bản kiểm phiếu giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?

Mẫu biên bản kiểm phiếu giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo là mẫu nào? Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo được bầu cử theo hình thức nào? Nếu bầu một lần chưa đủ số lượng đảng viên thì có bầu tiếp hay không?

Mẫu biên bản kiểm phiếu giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo là mẫu nào?

Tham khảo mẫu biên bản kiểm phiếu giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo dưới đây:

Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo

Ban kiểm phiếu bầu cử trong Đảng được quy định tại Điều 8 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 như sau:

Ban kiểm phiếu
...
2. Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ:
...
- Lập biên bản kiểm phiếu báo cáo với đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội và công bố kết quả bầu cử; ký vào biên bản bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho đoán chủ tịch chủ tịch đại hội để bàn giao cho cấp ủy khoá mới lưu trữ theo quy định.
...

Như vậy, Ban kiểm phiếu bầu cử phải lập biên bản kiểm phiếu giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo báo cáo với đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội và công bố kết quả bầu cử; ký vào biên bản bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho đoán chủ tịch chủ tịch đại hội để bàn giao cho cấp ủy khoá mới lưu trữ theo quy định.

Mẫu biên bản kiểm phiếu giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?

Mẫu biên bản kiểm phiếu giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu? (hình từ internet)

Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo được bầu cử theo hình thức nào?

Hình thức bầu cử trong Đảng được quy định tại Điều 3 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 như sau:

Hình thức bầu cử
1. Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy); bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
2. Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, thư ký đại hội, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

Như vậy, tiến hành bỏ phiếu kín khi bầu cử giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.

Nếu bầu một lần chưa đủ số lượng đảng viên thì có bầu tiếp hay không?

Quy định về số dư và danh sách bầu cử được quy định tại Điều 14 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 như sau:

Quy định về số dư và danh sách bầu cử
...
3. Đại hội (hội nghị) thảo luận và biểu quyết lập danh sách như sau:
- Người ứng cử, người được đề cử mà không được cấp ủy triệu tập đại hội đề cử phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và phải được từ trên 30% tổng số đại biểu (đảng viên) dự đại hội (hội nghị) đồng ý giới thiệu mới được đưa vào danh sách để đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định.
- Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử chưa đủ số dư 30% so với số lượng cần bần thì đại hội (hội nghị) quyết định.
- Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội (hội nghị) về những người được đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử. Căn cứ kết quả xin ý kiến, lựa chọn theo số phiếu đồng ý từ cao đến thấp để lập danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu.
Trường hợp nhân sự đề cử, ứng cử nhiều hơn 30% số lượng cần bầu do cuối danh sách có nhiều người có số phiếu bằng nhau thì đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định lựa chọn theo thứ tự ưu tiên cơ cấu, tuổi đảng (trường hợp có tuổi đảng bằng nhau thì đều được đưa vào danh sách bầu cử).
4. Danh sách bầu cử xếp thứ tự tên người theo vần A, B, C..., nếu có nhiều người trùng tên thì xếp theo bộ; nếu trùng cả họ thì xếp theo tên đệm; nếu cả 3 dữ kiện này đều trùng thì người có tuổi đảng cao hơn được xếp tên trên.
5. Trường hợp cần bầu lấy số lượng từ 1 đến 6 người, danh sách bầu cử có số dư tối đa là 1 người.
6. Nếu bầu một lần chưa đủ số lượng; quy định, có bầu tiếp hay không do đại hội (hội nghị) quyết định, Danh sách bầu cử lần sau phải có số dư lấy theo kết quả bầu cử lần trước từ cao đến thấp của những người chưa trúng cử.

Như vậy, nếu bầu một lần chưa đủ số lượng; quy định, có bầu tiếp hay không do đại hội (hội nghị) quyết định, Danh sách bầu cử đảng viên lần sau phải có số dư lấy theo kết quả bầu cử lần trước từ cao đến thấp của những người chưa trúng cử.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
31 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào