Mẫu Biên bản kiểm phiếu bầu đại biểu dự Đại hội Đảng bộ mới nhất? Việc bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên được quy định như thế nào?
Mẫu Biên bản kiểm phiếu bầu đại biểu dự Đại hội Đảng bộ mới nhất?
Căn cứ vào 5 Điều 11 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định đại biểu dự đại hội đảng bộ gồm các uỷ viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.
- Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra tư cách và biểu quyết công nhận.
- Cấp uỷ triệu tập đại hội không được bác bỏ tư cách đại biểu do đại hội cấp dưới bầu, trừ trường hợp đại biểu đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, bị khởi tố, truy tố, tạm giam.
Tham khảo Mẫu Biên bản kiểm phiếu bầu đại biểu dự Đại hội Đảng bộ mới nhất dưới đây:
Tải về Mẫu Biên bản kiểm phiếu bầu đại biểu dự Đại hội Đảng bộ mới nhất
Việc đề cử và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên được quy định như thế nào?
Việc đề cử và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên được quy định tại tiểu mục 11.4 Mục 11 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 như sau:
(1) Chỉ được đề cử đại biểu chính thức của đại hội để bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Khi bầu đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên, danh sách bầu cử lập một danh sách chung; bầu đại biểu chính thức trước, số còn lại bầu đại biểu dự khuyết.
Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã lấy đủ số lượng mà vẫn còn một số đại biểu được số phiếu trên một nửa so với tổng số đại biểu hoặc tổng số đảng viên được triệu tập, thì đại biểu dự khuyết lấy trong số các đồng chí đó theo số phiếu bầu từ cao đến thấp.
Nếu vẫn chưa bầu đủ số lượng đại biểu dự khuyết theo quy định, có bầu nữa hay không là do đại hội quyết định.
Danh sách bầu cử lần sau có giới thiệu bổ sung đại biểu ngoài danh sách bầu cử lần thứ nhất hay không là do đại hội quyết định.
(2) Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức do ban thường vụ cấp uỷ cấp triệu tập đại hội (ở Trung ương là Bộ Chính trị) quyết định.
Việc chuyển đại biểu này phải được ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội xem xét và báo cáo đại hội thông qua.
Đại biểu dự khuyết được chuyển thành đại biểu chính thức ở mỗi đảng bộ theo thứ tự số phiếu bầu từ cao xuống thấp ở đại hội đại biểu đảng bộ đó. Trường hợp bằng phiếu nhau thì lấy người có tuổi đảng cao hơn.
(3) Sau khi trúng cử, đại biểu chính thức chuyển công tác và sinh hoạt đảng đến đơn vị mới, nhưng tổ chức đảng ở đơn vị mới đó vẫn trực thuộc cấp uỷ cấp triệu tập đại hội thì đại biểu đó vẫn được triệu tập đến dự đại hội, cấp uỷ nơi có đại biểu chính thức chuyển đi đảng bộ khác không cử đại biểu dự khuyết thay thế;
Nếu đại biểu đó đã chuyển đến đơn vị mới mà tổ chức đảng ở đơn vị mới đó không trực thuộc cấp uỷ cấp triệu tập đại hội thì tổ chức đảng ở đơn vị đó được chuyển đại biểu dự khuyết thành chính thức để thay thế.
Trường hợp đại biểu chính thức (do bầu cử) xin không tham dự đại hội mà được cấp uỷ triệu tập đại hội đồng ý thì được cử đại biểu dự khuyết thay thế.
(4) Không được cử đại biểu dự khuyết thay thế đại biểu chính thức trong các trường hợp sau:
- Đại hội cấp dưới bầu không đủ số lượng đại biểu chính thức được phân bổ.
- Cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội.
- Đại biểu chính thức bị bác tư cách.
Đại biểu chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội mà không có đại biểu dự khuyết thay thế thì không tính vào tổng số đại biểu được triệu tập dự đại hội khi tính kết quả bầu cử.
(5) Trường hợp đặc biệt, ở đảng bộ đã bầu xong đại biểu lại có quyết định tách đảng bộ đó thành một số đảng bộ mới, thì cấp uỷ triệu tập đại hội có thể quyết định bầu bổ sung một số đại biểu cho các đảng bộ mới đó phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 11 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 về phân bổ đại biểu cho các đảng bộ trực thuộc.
(6) Trường hợp đảng bộ, chi bộ đã tổ chức đại hội bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên, nhưng do yêu cầu chia tách, đảng bộ, chi bộ đó được chuyển về một đảng bộ mới và đảng bộ mới chưa tiến hành đại hội thì cấp uỷ triệu tập đại hội có trách nhiệm triệu tập số đại biểu của đảng bộ, chi bộ mới chuyển về và tính vào tổng số đại biểu được triệu tập của đại hội.
Mẫu Biên bản kiểm phiếu bầu đại biểu dự Đại hội Đảng bộ mới nhất? Việc bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Đại hội đảng bộ có thể tiến hành bao nhiêu phiên?
Căn cứ vào Mục 14 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 có quy định như sau:
Quy trình tổ chức đại hội
Đại hội đảng bộ có thể tiến hành hai phiên: Phiên trù bị và phiên chính thức.
14.1. Phiên trù bị thực hiện các nội dung: Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, thông qua nội quy, chương trình làm việc của đại hội, quy chế bầu cử, quy chế làm việc, hướng dẫn sinh hoạt của đại biểu, có thể thảo luận văn kiện của cấp trên.
14.2. Phiên chính thức thực hiện những nội dung quy định tại các Điều 15, 18,22, 24 của Điều lệ Đảng, phù hợp với mỗi cấp.
14.3. Trang trí trong đại hội
- Trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác - Lênin (bên phải).
- Các khẩu hiệu hành động của đảng bộ.
Dưới là tiêu đề đại hội:
Đảng bộ A...
Đại hội (đại biểu) lần thứ...
Nhiệm kỳ...
...
Theo đó, Đại hội đảng bộ có thể tiến hành hai phiên đó là phiên trù bị và phiên chính thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.