Mẫu Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn đối với xe nâng người là mẫu nào? Quy trình xử lý kết quả kiểm định xe nâng người như thế nào?
Quy trình xử lý kết quả kiểm định xe nâng người như thế nào?
Quy trình xử lý kết quả kiểm định xe nâng người được quy định tại mục 9 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn toàn xe nâng người được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH; cụ thể như sau bao gồm các công việc sau:
- Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo quy trình này.
- Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải bao gồm có các thành viên như sau:
+ Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
+ Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;
+ Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
- Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).
- Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thiết bị đã đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định được phải dán ở vị trí dễ quan sát.
- Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định:
+ Khi thiết bị có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.
+ Khi thiết bị có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước nêu tại mục 1, 2 và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó;
Đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.
Quy trình xử lý kết quả kiểm định xe nâng người như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn đối với xe nâng người là mẫu nào?
Mẫu Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn đối với xe nâng người được quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn toàn xe nâng người ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH.
Lưu ý: Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
Tải về Mẫu Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn đối với xe nâng người.
Việc chuẩn bị kiểm định lần đầu đối với xe nâng người được quy định như thế nào?
Việc chuẩn bị kiểm định lần đầu đối với xe nâng người được quy định tại Mục 7 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn toàn xe nâng người được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH; cụ thể như sau các quy trình như sau:
- Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:
+ Lý lịch, hồ sơ của thiết bị: phải thể hiện được loại, mã hiệu; số chế tạo; năm chế tạo; nhà chế tạo; tải trong nâng và số người được phép nâng; loại dẫn động; loại điều khiển; vận tốc nâng hạ; vận tốc di chuyển và đặc trưng kỹ thuật chính các hệ thống của thiết bị;
+ Các bản vẽ có ghi các kích thước chính;
+ Bản vẽ nguyên lý điện điều khiển;
+ Hướng dẫn vận hành, xử lý sự cố;
+ Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định tại mục 2 của quy trình này. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.
- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
- Xây dựng và thống nhất biện pháp an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
Ngoài ra, các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định xe nâng người phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:
+ Máy kinh vĩ (nếu cần);
+ Tốc độ kế (máy đo tốc độ);
+ Thiết bị đo khoảng cách;
+ Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;
+ Thiết bị đo điện trở cách điện;
+ Thiết bị đo điện trở tiếp địa;
+ Thiết bị đo điện vạn năng;
+ Ampe kìm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.