Mẫu biên bản khám giám định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện mới nhất? Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản là bao lâu?
- Hội đồng Giám định y khoa xác định dạng tật và mức độ khuyết tật như thế nào?
- Biên bản khám giám định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện được gửi cho những ai?
- Mẫu biên bản khám giám định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện mới nhất hiện nay?
- Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật là bao lâu?
- Phí khám giám định y khoa mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa là bao nhiêu?
Hội đồng Giám định y khoa xác định dạng tật và mức độ khuyết tật như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH quy định như sau:
Xác định dạng tật và mức độ khuyết tật
1. Xác định dạng tật và mức độ khuyết tật được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Luật người khuyết tật và theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, xác định dạng tật và mức độ khuyết tật được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010, cụ thể:
- Dạng tật bao gồm:
+ Khuyết tật vận động;
+ Khuyết tật nghe, nói;
+ Khuyết tật nhìn;
+ Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
+ Khuyết tật trí tuệ;
+ Khuyết tật khác.
- Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau:
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
+ Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
+ Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Và theo quy định của Chính phủ tại Điều 2, Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP.
Khám giám định mức độ khuyết tật (Hình từ Internet)
Biên bản khám giám định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện được gửi cho những ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH quy định như sau:
Xác định dạng tật và mức độ khuyết tật
...
2. Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi có kết luận của Hội đồng, Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm gửi 01 biên bản khám giám định mức độ khuyết tật theo mẫu quy định tại phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này về: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện 01 bản, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã nơi đối tượng cư trú 01 bản và người khuyết tật hoặc đại điện hợp pháp của người khuyết tật 01 bản.
Theo đó, trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi có kết luận của Hội đồng, Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm gửi 01 biên bản khám giám định mức độ khuyết tật theo mẫu quy định tại phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH về:
- Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện 01 bản;
- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã nơi đối tượng cư trú 01 bản;
- Và người khuyết tật hoặc đại điện hợp pháp của người khuyết tật 01 bản.
Mẫu biên bản khám giám định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện mới nhất hiện nay?
Theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH, được đính chính bởi Điều 1 Quyết định 4926/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
Tải Mẫu biên bản khám giám định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện mới nhất 2023 tại đây: Tải về.
Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật
1. Đối với người khuyết tật từ đủ 06 tuổi trở lên: Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật là 05 (năm) năm kể từ ngày ban hành biên bản.
2. Đối với người khuyết tật dưới 06 tuổi: Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật là 03 (ba) năm kể từ ngày ban hành biên bản.
Như vậy, đối với người khuyết tật từ đủ 06 tuổi trở lên: Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật là 05 năm kể từ ngày ban hành biên bản.
Đối với người khuyết tật dưới 06 tuổi: Thời gian có hiệu lực pháp lý của biên bản xác định mức độ khuyết tật là 03 năm kể từ ngày ban hành biên bản.
Phí khám giám định y khoa mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa là bao nhiêu?
Theo Điều 13 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH quy định như sau:
Phí khám giám định y khoa
1. Những trường hợp quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật, phí giám định y khoa do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Những trường hợp quy định tại điểm b, điểm c Khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật được thực hiện như sau:
a) Nếu kết quả khám giám định đúng như khiếu nại, tố cáo thì phí giám định y khoa do ngân sách nhà nước bảo đảm.
b) Nếu kết quả khám giám định không đúng với khiếu nại, tố cáo thì phí giám định y khoa do cá nhân hoặc tổ chức khiều nại, tố cáo chi trả.
Theo đó, trường hợp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Luật Người khuyết tật 2010, phí giám định y khoa do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Những trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; Hoặc có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 15 Luật Người khuyết tật 2010 được thực hiện như sau:
- Nếu kết quả khám giám định đúng như khiếu nại, tố cáo thì phí giám định y khoa do ngân sách nhà nước bảo đảm.
- Nếu kết quả khám giám định không đúng với khiếu nại, tố cáo thì phí giám định y khoa do cá nhân hoặc tổ chức khiều nại, tố cáo chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.