Mẫu biên bản họp gia đình ủy quyền sử dụng đất? Biên bản họp gia đình có giá trị pháp lý không?

Mẫu biên bản họp gia đình ủy quyền sử dụng đất? Tải về biên bản họp gia đình? Biên bản họp gia đình ủy quyền sử dụng đất có giá trị pháp lý không? Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai 2024?

Mẫu biên bản họp gia đình ủy quyền sử dụng đất?

Tham khảo Mẫu biên bản họp gia đình ủy quyền sử dụng đất dưới đây:

Mẫu biên bản họp gia đình ủy quyền sử dụng đất

TẢI VỀ Mẫu biên bản họp gia đình ủy quyền sử dụng đất - Mẫu 1

TẢI VỀ Mẫu biên bản họp gia đình ủy quyền sử dụng đất - Mẫu 2

Lưu ý: Khi sử dụng đất phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2024, cụ thể:

(1) Đúng mục đích sử dụng đất.

(2) Bền vững, tiết kiệm, có hiệu quả đối với đất đai và tài nguyên trên bề mặt, trong lòng đất.

(3) Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, không được lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học làm ô nhiễm, thoái hóa đất.

(4) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan; không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất liền kề và xung quanh.

Mẫu biên bản họp gia đình ủy quyền sử dụng đất? Biên bản họp gia đình có giá trị pháp lý không?

Mẫu biên bản họp gia đình ủy quyền sử dụng đất? (Hình từ Internet)

Biên bản họp gia đình ủy quyền sử dụng đất có giá trị pháp lý không?

Biên bản họp gia đình là một văn bản ghi lại đầy đủ quá trình họp, quyết định và thỏa thuận của các thành viên trong một gia đình về một vấn đề cụ thể.

Về hiệu lực của biên bản họp gia đình, hiện nay không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể. Tuy nhiên, căn cứ Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Đồng thời, căn cứ Điều 8 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền dân sự như sau:

Căn cứ xác lập quyền dân sự
Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:
1. Hợp đồng.
2. Hành vi pháp lý đơn phương.
3. Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật.
4. Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
5. Chiếm hữu tài sản.
6. Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
7. Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
8. Thực hiện công việc không có ủy quyền.
9. Căn cứ khác do pháp luật quy định.

Do đó, nếu biên bản họp gia đình là sự thoả thuận liên quan đến phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự thì đều được xem là giao dịch dân sự.

Dẫn chiếu đến Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

(1) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

(2) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

(3) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Lưu ý: Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy, biên bản họp gia đình ủy quyền sử dụng đất được xem là giao dịch dân sự và có giá trị pháp lý nếu như:

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai 2024?

Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 31 Luật Đất đai 2024 như sau:

(1) Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.

(2) Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; thực hiện đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

(3) Thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật.

(4) Thực hiện biện pháp bảo vệ đất; xử lý, cải tạo và phục hồi đất đối với khu vực đất bị ô nhiễm, thoái hóa do mình gây ra.

(5) Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến tài sản và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

(6) Tuân thủ quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

(7) Bàn giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

41 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào