Mẫu Biên bản hoãn cuộc họp xử lý kỷ luật lao động do người lao động vắng mặt? NLĐ có quyền khiếu nại với quyết định xử lý kỷ luật không?
Mẫu Biên bản hoãn cuộc họp xử lý kỷ luật lao động do người lao động vắng mặt?
Căn cứ theo Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
2. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;
b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;
c) Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
...
Theo đó, trong trường hợp người lao động không xác nhận tham dự hay vắng mặt cuộc họp xử lý kỷ luật thì công ty vẫn có quyền tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về Mẫu Biên bản hoãn cuộc họp xử lý kỷ luật lao động do người lao động vắng mặt.
Có thể tham khảo Mẫu Biên bản hoãn cuộc họp xử lý kỷ luật lao động do người lao động vắng mặt dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu Biên bản hoãn cuộc họp xử lý kỷ luật lao động do người lao động vắng mặt
Mẫu Biên bản hoãn cuộc họp xử lý kỷ luật lao động do người lao động vắng mặt? Người lao động có quyền khiếu nại với quyết định xử lý kỷ luật không? (Hình từ Internet)
Người lao động có quyền khiếu nại với quyết định xử lý kỷ luật lao động không?
Căn cứ theo Điều 73 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải trái quy định của pháp luật thì ngoài nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động hoặc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 41 của Bộ luật Lao động.
Theo đó, người lao động có quyền khiếu nại về quyết định xử lý kỷ luật nếu thấy không thỏa đáng.
Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
...
Theo đó, người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động của mình bị khiếu nại và Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về quyết định xử lý kỷ luật của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.