Mẫu biên bản giao nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu biên bản giao nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu biên bản giao nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài mới nhất hiện nay được quy định tại STT 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BTP như sau:
Tải mẫu biên bản giao nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY.
Mẫu biên bản giao nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chi phí hoàn tất thủ tục và giao nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào?
Chi phí hoàn tất thủ tục và giao nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 49 Nghị định 19/2011/NĐ-CP như sau:
Chế độ sử dụng chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài
1. Cơ quan thu chuyển 95% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này cho ngân sách cấp tỉnh để phân bổ sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại địa phương, trong đó:
a) 70% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này được sử dụng vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và cải thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu, lợi ích của trẻ em;
b) 15% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này được bổ sung quỹ lương và nâng cao năng lực cho nhân viên của cơ sở nuôi dưỡng;
c) 5% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này được sử dụng vào việc xác minh nguồn gốc của trẻ em được cho làm con nuôi;
d) 5% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này được sử dụng vào việc hoàn tất thủ tục và giao nhận con nuôi.
Cơ quan, tổ chức sử dụng chi phí có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, đúng mục đích phần chi phí được phân bổ, lập sổ sách theo dõi và định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi cho Sở Tư pháp tổng hợp để báo cáo Bộ Tư pháp.
2. Cơ quan thu được trích lại 5% mức chi phí quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này để chi cho việc thu và chuyển chi phí; xác nhận và cấp biên lai thu chi phí cho người nộp; lập sổ sách theo dõi, kiểm tra việc sử dụng khoản chi phí này bảo đảm đúng mục đích, có hiệu quả; tổng hợp và báo cáo công khai hằng năm về tình hình thu, nộp, sử dụng chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước trong phạm vi toàn quốc theo quy định và phù hợp thông lệ quốc tế.
Theo đó tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 19/2011/NĐ-CP như sau:
Mức thu, cơ quan thu chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài
1. Mức thu chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài là năm mươi triệu đồng (50.000.000 đồng)/trường hợp.
Khoản tiền này không bao gồm chi phí dịch vụ, đi lại, ăn ở và phí tổn phát sinh trên thực tế mà người nhận con nuôi trực tiếp chi trả, kể cả chi phí đưa trẻ em ra nước ngoài sau khi được giải quyết cho làm con nuôi.
2. Cục Con nuôi có trách nhiệm thu chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.
Như vậy, theo quy định trên thì chi phí hoàn tất thủ tục và giao nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài là 5% mức chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài được quy định như trên.
Hệ quả của việc nuôi con nuôi trong nước được quy định như thế nào?
Hệ quả của việc nuôi con nuôi trong nước được quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 về hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau:
Hệ quả của việc nuôi con nuôi
1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Theo đó, thì hệ quả của việc nuôi con nuôi trong nước được quy định như sau:
- Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
+ Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
- Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
- Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.