Mẫu bệnh án phục hồi chức năng? Hoạt động phục hồi chức năng có bao gồm ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu hay không?

Mẫu bệnh án phục hồi chức năng là mẫu nào? Hoạt động phục hồi chức năng có bao gồm ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu hay không? 12 nhiệm vụ của bệnh viện phục hồi chức năng được pháp luật quy định như thế nào?

Mẫu bệnh án phục hồi chức năng?

Căn cứ theo Điều 51 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định như sau:

Các bệnh án, mẫu giấy, phiếu y sử dụng trong hồ sơ bệnh án
1. Ban hành kèm theo Thông tư này 82 mẫu bệnh án, mẫu giấy, phiếu y bao gồm:
a) Các mẫu bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục số XXVIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các mẫu giấy, phiếu y theo mẫu quy định tại Phụ lục số XXIX ban hành kèm theo Thông tư này;

Theo đó, Mẫu bệnh án phục hồi chức năng là mẫu bệnh án Mã số 27/BV1 (số thứ tự 27) của Mẫu bệnh án quy định tại Phụ lục số XXVIII ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

TẢI VỀ Mẫu bệnh án phục hồi chức năng.

Mẫu bệnh án phục hồi chức năng? Hoạt động phục hồi chức năng có bao gồm ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu hay không?

Mẫu bệnh án phục hồi chức năng? Hoạt động phục hồi chức năng có bao gồm ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu hay không? (Hình từ Internet)

Hoạt động phục hồi chức năng có bao gồm ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu hay không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 68 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:

Phục hồi chức năng
...
2. Hoạt động phục hồi chức năng bao gồm:
a) Khám, chẩn đoán, xác định nhu cầu phục hồi chức năng của người bệnh;
b) Sử dụng kỹ thuật vận động trị liệu, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, chỉnh hình, thiết bị y tế, dụng cụ phục hồi chức năng và các biện pháp can thiệp khác;
c) Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về phục hồi chức năng, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp và hòa nhập cộng đồng;
d) Điều chỉnh, cải thiện điều kiện tiếp cận môi trường sống phù hợp với tình trạng sức khỏe;
đ) Tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật.

Theo đó, hoạt động phục hồi chức năng bao gồm sử dụng kỹ thuật vận động trị liệu, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, chỉnh hình, thiết bị y tế, dụng cụ phục hồi chức năng và các biện pháp can thiệp khác và một số hoạt động khác được quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

Như vậy, hoạt động phục hồi chức năng có bao gồm ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu.

12 nhiệm vụ của bệnh viện phục hồi chức năng theo quy định?

Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 46/2013/TT-BYT thì 12 nhiệm vụ của bệnh viện phục hồi chức năng gồm:

(1) Khám bệnh, chữa bệnh, PHCN theo các hình thức nội trú, ngoại trú, PHCN ban ngày và tổ chức an dưỡng:

- Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PHCN;

- Khám bệnh, chữa bệnh đa khoa;

- Hồi sức, cấp cứu;

- An dưỡng;

- Khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định;

- Tham gia khám giám định xác định khuyết tật khi được trưng cầu.

(2) Đào tạo nhân lực:

- Là cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y và các cơ sở giáo dục đào tạo hợp pháp khác;

- Thực hiện việc đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành PHCN và cấp giấy chứng nhận theo đúng chương trình đào tạo.

(3) Nghiên cứu khoa học:

- Thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới về khám bệnh, chữa bệnh và PHCN;

- Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về công tác nghiên cứu khoa học trong khám bệnh, chữa bệnh và PHCN.

(4) Chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng:

- Chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng PHCN;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện PHCN dựa vào cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

- Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về xây dựng, phát triển mạng lưới và hoạt động PHCN.

(5) Phòng bệnh:

- Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật;

- Tham gia công tác phòng chống dịch bệnh theo quy định.

(6) Truyền thông giáo dục sức khỏe:

- Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân;

- Truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể người dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác PHCN, PHCN dựa vào cộng đồng.

(7) Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp, tạo cơ hội cho người bệnh tự lập trong cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

(8) Thực hiện quy chế dược bệnh viện theo quy định hiện hành.

(9) Quản lý kinh tế:

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác;

- Thực hiện xã hội hóa trong hoạt động của bệnh viện theo quy định của pháp luật;

- Tiếp nhận và sử dụng các nguồn viện trợ.

(10) Hợp tác quốc tế:

- Thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng;

- Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng.

(11) Thủ tục sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng hiệu quả dụng cụ trợ giúp cho người bệnh. Hướng dẫn người dân sản xuất và sử dụng dụng cụ trợ giúp đơn giản cho người bệnh tại cộng đồng.

(12) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định và nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Lưu ý: PHCN là viết tắt của phục hồi chức năng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
1,922 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào