Mẫu Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng trường mầm non cuối năm? Tải về file word mẫu báo cáo?

Mẫu Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng trường mầm non cuối năm? Tải về file word mẫu báo cáo? Việc thi đua khen thưởng được thực hiện theo nguyên tắc nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của trư­ờng mầm non?

Mẫu Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng trường mầm non cuối năm?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 giải thích:

- Thi đua là hoạt động có tổ chức do người có thẩm quyền phát động với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể, hộ gia đình.

- Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng trường mầm non là mẫu được lập ra để tổng kết tình hình phát triển phong trào thi đua và công tác khen thưởng của nhà trường trong một năm học. Từ đó đưa ra phương hướng, nhiệm vụ thi đua trong năm học mới.

Hiện tại không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về Mẫu Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng trường mầm non, có thể tham khảo mẫu dưới đây:

Mẫu Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng trường mầm non cuối năm

TẢI VỀ Mẫu Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng trường mầm non cuối năm

Lưu ý: Mẫu báo cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo

Mẫu Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng trường mầm non cuối năm? Tải về file word mẫu báo cáo?

Mẫu Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng trường mầm non cuối năm? (Hình từ Internet)

Việc thi đua khen thưởng được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 thì việc thi đua khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

(1) Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

- Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;

- Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

(2) Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

- Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;

- Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;

- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;

- Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

(3) Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.

* Mục tiêu của thi đua khen thưởng:

- Mục tiêu của thi đua là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

(Điều 4 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022)

Nhiệm vụ và quyền hạn của trư­ờng mầm non?

Nhiệm vụ và quyền hạn của trư­ờng mầm non được quy định tại Điều 3 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:

(1) Xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường.

(2)Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

(3) Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường công lập; quản lý, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

(4) Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định. Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

(5) Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục.

(6) Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong phạm vi được phân công; thực hiện hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non khác trên địa bàn nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục theo phân công của cấp có thẩm quyền.

(7) Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

(8) Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

(9) Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động phù hợp trong cộng đồng.

(10) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,443 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào