Mẫu báo cáo tổng kết công tác cuối năm của cán bộ công chức thông dụng? Tải về Mẫu báo cáo tổng kết công tác cuối năm?
Mẫu báo cáo tổng kết công tác cuối năm của cán bộ công chức thông dụng? Tải về Mẫu báo cáo?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật và những văn bản có liên quan không có hướng dẫn Mẫu báo cáo tổng kết công tác cuối năm của cán bộ công chức.
Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo là một loại văn bản hành chính (gồm văn bản giấy và văn bản điện tử) của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc nhằm giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền có thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, điều hành và ban hành các quyết định quản lý phù hợp.
...
Theo đó, báo cáo là một loại văn bản hành chính (gồm văn bản giấy và văn bản điện tử) của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc nhằm giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền có thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, điều hành và ban hành các quyết định quản lý phù hợp.
Do đó, cán bộ công chức có thể tham khảo Mẫu báo cáo tổng kết công tác cuối năm của cán bộ công chức thông dụng tại đây:
Tải về Mẫu báo cáo tổng kết công tác cuối năm của cán bộ công chức thông dụng hiện nay tại đây.
Mẫu báo tổng kết công tác của cán bộ công chức cuối năm thông dụng? Tải về mẫu? (Hình từ Internet)
Việc chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về công tác quản lý cán bộ công chức được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 68 Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định như sau:
Chế độ báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức
1. Hàng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về công tác quản lý cán bộ, công chức.
2. Việc chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về công tác quản lý cán bộ, công chức được quy định như sau:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý;
b) Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý;
c) Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội báo cáo về công tác quản lý công chức thuộc quyền quản lý.
Các báo cáo quy định tại các điểm a, b và c khoản này được gửi đến Chính phủ trước ngày 30 tháng 9 hàng năm để tổng hợp, chuẩn bị báo cáo trình Quốc hội.
3. Việc chuẩn bị báo cáo công tác quản lý cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
4. Nội dung báo cáo công tác quản lý cán bộ, công chức thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Luật này.
Theo đó, việc chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về công tác quản lý cán bộ công chức được quy định như sau:
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về công tác quản lý cán bộ công chức thuộc quyền quản lý;
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước báo cáo về công tác quản lý cán bộ công chức thuộc quyền quản lý;
- Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội báo cáo về công tác quản lý công chức thuộc quyền quản lý.
Các báo cáo theo quy định trên phải được gửi đến Chính phủ trước ngày 30 tháng 9 hàng năm để tổng hợp, chuẩn bị báo cáo trình Quốc hội.
Quyền của cán bộ công chức được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục 2 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định về quyền của cán bộ công chức như sau:
- Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ
+ Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
+ Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.
+ Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
(Căn cứ tại Điều 11 Luật Cán bộ, công chức 2008)
- Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
+ Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
+ Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
(Căn cứ tại Điều 12 Luật Cán bộ, công chức 2008)
- Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
+ Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
(Căn cứ tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008)
- Các quyền khác của cán bộ, công chức
+ Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
+ Nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(Căn cứ tại Điều 14 Luật Cán bộ, công chức 2008)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.