Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ là mẫu nào? Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được nộp vào đâu?

Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ là mẫu nào? Thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ bị hủy hoại do thiên tai được quy định như thế nào? Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ được nộp vào đâu?

Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ là mẫu nào?

Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo Mẫu 3B ban hành kèm theo Nghị định 60/2024/NĐ-CP như sau:

Tải về Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ là mẫu nào?

Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ là mẫu nào? (hình từ internet)

Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ được nộp vào đâu?

Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ
1. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ (bao gồm cả tiền do doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân khác bồi thường) được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công sau đây làm chủ tài khoản:
a) Sở Tài chính đối với số tiền thu được từ xử lý tài sản do cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý;
b) Phòng Tài chính Kế hoạch đối với số tiền thu được từ xử lý tài sản do cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý.
2. Tài khoản tạm giữ được theo dõi chi tiết đối với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản xử lý.
3. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản có trách nhiệm lập, phê duyệt dự toán đối với các khoản chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
...

Như vậy, số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ (bao gồm cả tiền do doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân khác bồi thường) được nộp toàn bộ vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công sau đây làm chủ tài khoản:

- Sở Tài chính đối với số tiền thu được từ xử lý tài sản do cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý;

- Phòng Tài chính Kế hoạch đối với số tiền thu được từ xử lý tài sản do cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý.

Theo đó, các chi phí liên quan đến xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ gồm:

- Chi phí kiểm kê tài sản;

- Chi phí đo, vẽ nhà, đất;

- Chi phí định giá và thẩm định giá tài sản;

- Chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ, tiêu hủy tài sản;

- Giá dịch vụ đấu giá trả cho tổ chức đấu giá trong trường hợp đấu giá thành; chi phí đấu giá tài sản trả cho tổ chức đấu giá trong trường hợp đấu giá không thành; chi phí đấu giá trong trường hợp việc tổ chức đấu giá do Hội đồng thực hiện;

- Chi phí hợp lý khác có liên quan đến khai thác tài sản công.

Thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ bị hủy hoại do thiên tai được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ bị hủy hoại do thiên tai như sau:

- Cơ quan, đơn vị có tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP lập hồ sơ đề nghị xử lý tài sản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cùng cấp.

Hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị xử lý tài sản (trong đó xác định cụ thể tài sản xử lý thuộc trường hợp nào theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP): 01 bản chính.

+ Danh mục tài sản đề nghị xử lý (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản): 01 bản chính.

+ Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.

- Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nêu trên, cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP xem xét, quyết định xử lý tài sản.

Hồ sơ báo cáo gồm:

+ Tờ trình của cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ hoặc của liên ngành về việc xử lý tài sản: 01 bản chính.

+ Danh mục tài sản đề nghị xử lý (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản): 01 bản chính.

+ Biên bản họp liên ngành hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan, đơn vị có liên quan: 01 bản sao.

+ Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này: 01 bản sao.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm b khoản này, Ủy ban nhân dân có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP xem xét, quyết định xử lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị xử lý tài sản không phù hợp.

Nội dung chủ yếu của Quyết định xử lý tài sản gồm:

+ Tên cơ quan, đơn vị có tài sản bị mất, bị hủy hoại;

+ Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản); lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại;

+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
295 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào