Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán theo Thông tư 121 là mẫu nào?

Mẫu báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán là mẫu nào theo Thông tư 121? Công ty chứng khoán phải báo cáo với ai về tình hình hoạt động kinh doanh mình? Thời gian báo cáo là khi nào? Công ty chứng khoán được chi trả tiền mặt cho khách hàng khi giao dịch chứng khoán không?

Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán theo Thông tư 121 là mẫu nào?

Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán được quy định theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 121/2020/TT-BTC như sau:

Tải về Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán

Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán theo Thông tư 121 là mẫu nào?

Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán theo Thông tư 121 là mẫu nào? (Hình từ internet)

Công ty chứng khoán phải báo cáo với ai về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty? Thời gian báo cáo là khi nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Thông tư 121/2020/TT-BTC quy định về chế độ báo cáo của công ty chứng khoán.

Theo đó, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh định kỳ bằng tệp dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước qua hệ thống thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo thời hạn và quy định như sau:

- Trong vòng 05 ngày làm việc của tháng tiếp theo, công ty chứng khoán phải gửi Báo cáo tình hình hoạt động tháng (theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư 121/2020/TT-BTC và Phụ lục II Thông tư 121/2020/TT-BTC);

- Trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý, công ty chứng khoán phải gửi Báo cáo tài chính quý. Trường hợp công ty chứng khoán phải lập báo cáo tài chính quý hợp nhất, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo tài chính quý hợp nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý;

- Trong vòng 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo tài chính bán niên và báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày 30 tháng 6 đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

Trường hợp công ty chứng khoán phải lập báo cáo tài chính bán niên hợp nhất, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo tài chính bán niên hợp nhất đã được soát xét trong vòng 60 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính;

- Báo cáo năm:

Trước ngày 20 tháng 01 của năm tiếp theo, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của công ty (theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư 121/2020/TT-BTC và Phụ lục II Thông tư 121/2020/TT-BTC).

Trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo, công ty chứng khoán phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày 31 tháng 12 đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán được chấp thuận. Trường hợp công ty chứng khoán phải lập báo cáo tài chính năm hợp nhất, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo tài chính năm hợp nhất đã được kiểm toán trong vòng 100 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Lưu ý:

- Báo cáo tài chính của công ty chứng khoán gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định tại Điểm b, c, d khoản 2 Điều 28 Thông tư 121/2020/TT-BTC phải đầy đủ các thành phần và nội dung theo quy định của pháp luật kế toán quy định đối với công ty chứng khoán;

- Trường hợp báo cáo tài chính có ý kiến kiểm toán ngoại trừ chưa nêu chi tiết khoản mục ngoại trừ và lý do ngoại trừ, công ty chứng khoán phải có văn bản giải trình và có xác nhận của kiểm toán gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chậm nhất 30 ngày kể từ ngày gửi báo cáo theo quy định tại Điểm c và d khoản 2 Điều 28 Thông tư 121/2020/TT-BTC.

Công ty chứng khoán được chi trả tiền mặt cho khách hàng khi giao dịch chứng khoán không?

Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 121/2020/TT-BTC quy định như sau:

Quản lý tiền của khách hàng
1. Công ty chứng khoán phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng với tiền của công ty chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng mà phải thực hiện qua ngân hàng thương mại.
3. Công ty chứng khoán không được lạm dụng tiền của khách hàng dưới mọi hình thức. Các giao dịch liên quan đến tiền của khách hàng chỉ được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Công ty chứng khoán phải xây dựng hệ thống quản lý tách bạch tiền của khách hàng theo phương thức nêu tại Điểm a Khoản này. Ngoài ra, công ty chứng khoán có thể xây dựng bổ sung hệ thống theo phương thức nêu tại Điểm b Khoản này để khách hàng lựa chọn:
...

Như vậy, công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng mà phải thực hiện qua ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, công ty chứng khoán phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng với tiền của công ty chứng khoán.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
669 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào