Mẫu báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp nhà nước là mẫu nào?
- Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp nhà nước phải được công bố thông tin bằng ngôn ngữ nào?
- Mẫu báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp nhà nước là mẫu nào?
- Doanh nghiệp nhà nước được tạm hoãn công bố thông tin về báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm khi nào?
Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp nhà nước phải được công bố thông tin bằng ngôn ngữ nào?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước:
Theo đó, báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp nhà nước phải được công bố thông tin bằng tiếng Việt.
Trong đó, việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật nhằm:
- Bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch về hoạt động của doanh nghiệp;
- Bảo đảm tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước và xã hội.
Lưu ý số 1: báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp nhà nước do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện công bố thông tin.
Trường hợp thực hiện công bố thông tin thông qua người được ủy quyền, doanh nghiệp phải gửi Giấy ủy quyền đến cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời công khai nội dung này trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và chính xác của thông tin được công bố.
Lưu ý số 2: báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp nhà nước được xây dựng theo đúng mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 47/2021/NĐ-CP và được chuyển sang dữ liệu dưới dạng điện tử (định dạng file là PDF, Word, Exel).
Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại báo cáo nêu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 47/2021/NĐ-CP.
Lưu ý số 3: báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp nhà nước qua mạng điện tử của doanh nghiệp có giá trị pháp lý như bản giấy, là cơ sở đối chiếu, so sánh, xác thực thông tin phục vụ cho công tác thu thập, tổng hợp thông tin; kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
Lưu ý số 4: báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp nhà nước phải được duy trì trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu và Cổng thông tin doanh nghiệp tối thiểu 05 năm.
Doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc bảo quản, lưu trữ thông tin đã báo cáo, công bố theo quy định của pháp luật.
Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp nhà nước phải được công bố thông tin bằng ngôn ngữ nào? (Hình từ Internet)
Mẫu báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp nhà nước là mẫu nào?
Mẫu báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp nhà nước là Biểu mẫu số 6 Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định 47/2021/NĐ-CP.
Tải về Mẫu báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp nhà nước.
Trong đó, báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp nhà nước bao gồm 06 mục cơ bản như sau:
- Thông tin về cơ quan đại diện chủ sở hữu
- Thông tin về người quản lý doanh nghiệp
- Ban kiểm soát và kiểm soát viên
- Báo cáo kết luận của cơ quan thanh tra (nếu có)
- Thông tin về người có liên quan
- Tình hình sử dụng lao động.
Doanh nghiệp nhà nước được tạm hoãn công bố thông tin về báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định về việc tạm hoãn công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước như sau:
Theo đó, doanh nghiệp nhà nước được tạm hoãn công bố thông tin về báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm khi không thể thực hiện đúng thời hạn vì lý do bất khả kháng hoặc cần sự chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối những nội dung cần hạn chế công bố thông tin.
Lưu ý số 1: Doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu về việc tạm hoãn công bố thông tin.
Ngoài ra, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định việc tạm hoãn công bố thông tin và thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Lưu ý số 2: Doanh nghiệp nhà nước phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp việc tạm hoãn công bố thông tin, đồng thời phải thực hiện công bố thông tin ngay sau khi sự kiện bất khả kháng được khắc phục hoặc sau khi có ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với các nội dung cần hạn chế công bố thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.