Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cuối năm dành cho tập thể giáo viên? Tải mẫu tại đâu?
Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cuối năm dành cho tập thể giáo viên? Tải mẫu tại đâu?
Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cuối năm 2024 dành cho tập thể giáo viên là mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 98/2023/NĐ-CP, có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cuối năm dành cho tập thể giáo viên
Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cuối năm dành cho tập thể giáo viên? Tải mẫu tại đâu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách viết mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cuối năm dành cho tập thể giáo viên?
Cách viết mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cuối năm dành cho tập thể giáo viên được hướng dẫn tại Phụ lục I Nghị định 98/2023/NĐ-CP như sau:
(1) Ghi tỉnh/thành phố địa chỉ trụ sở của tập thể.
(2) Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng: Không gộp chung thẩm quyền quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước với Thủ tướng Chính phủ. Tờ trình lập riêng theo từng loại hình khen thưởng; trình khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, danh hiệu vinh dự nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước).
(3) Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương:
Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng...).
(4) Thành tích đạt được:
- Báo cáo thành tích:
+ Liên tục từ 25 năm trở lên đến thời điểm đề nghị đối với Huân chương Sao vàng;
+ Liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị đối với Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công;
+ Liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị đối với Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động;
+ Liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
+ 01 năm đối với Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của bộ, ban, ngành, tỉnh và Giấy khen;
+ 01 năm đối với Tập thể lao động xuất sắc, Tập thể lao động tiên tiến;
+ 02 năm liên tục đối với Bằng khen của bộ, ban, ngành, tỉnh.
(5) Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc, thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị (có so sánh trong thời gian tính thành tích khen thưởng) ví dụ:
- Đối với trường học: Báo cáo phải thể hiện rõ kết quả về công tác tổ chức và quản lý, quản trị nhà trường; phát triển đội ngũ; tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục; nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế (đối với cơ sở đào tạo), có so sánh với giai đoạn trước khi khen thưởng.
(6) Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; hoạt động xã hội, từ thiện...
(7) Công tác xây dựng đảng, đoàn thể:
Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể (ghi số, ngày tháng năm của giấy chứng nhận hoặc quyết định công nhận).
(8) Nêu các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, bộ, ban, ngành, tỉnh tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).
Ai có thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua ngành Giáo dục?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 29/2023/TT-BGDĐT có quy định về thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua như sau:
- Thủ trưởng đơn vị không có tư cách pháp nhân thuộc Bộ trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
- Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, đơn vị trực thuộc Bộ
+ Trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”, Bằng khen của Bộ trưởng, Kỷ niệm chương;
+ Trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xét, trình cấp có thẩm quyền xét khen thưởng cấp Nhà nước theo quy định.
- Giám đốc đại học quốc gia trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”, Bằng khen của Bộ trưởng, Kỷ niệm chương cho tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.
- Giám đốc sở giáo dục và đào tạo
+ Trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tặng Bằng khen cho tập thể, cá nhân của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo (trừ khen thưởng công trạng);
+ Trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
+ Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tặng Bằng khen cho tập thể, cá nhân của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý, cơ sở giáo dục đại học tư thục, doanh nghiệp, tổ chức có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh, thành phố và của ngành Giáo dục;
+ Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tặng Kỷ niệm chương cho cá nhân của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý, cơ sở giáo dục đại học tư thục;
+ Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tặng Kỷ niệm chương cho cá nhân ngoài ngành Giáo dục có đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh, thành phố và của ngành Giáo dục.
- Người đứng đầu Bộ, ban, ngành
+ Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý và cơ sở giáo dục đại học trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các tổ chức chính trị - xã hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
+ Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tặng Kỷ niệm chương cho cá nhân quy định tại Điều 8 Thông tư 29/2023/TT-BGDĐT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.