Mẫu báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ nhà và công trình theo Quyết định 681? Tải về mẫu báo cáo?
- Mẫu báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ nhà và công trình theo Quyết định 681? Tải về mẫu báo cáo?
- Lập báo cáo kết quả khảo sát và đánh giá sơ bộ là bước thứ mấy trong quy trình khảo sát, đánh giá sơ bộ nhà và công trình?
- Các nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì?
Mẫu báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ nhà và công trình theo Quyết định 681? Tải về mẫu báo cáo?
Mẫu báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ nhà và công trình là mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định 681/QĐ-BXD năm 2016 phê duyệt Quy trình đánh giá an toàn kết cấu nhà ở và công trình công cộng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
Phụ lục 4 – Mẫu báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ nhà và công trình
TT | Nội dung | Thông tin, kết quả |
1 | Chủ đầu tư (chủ sở hữu) công trình | |
2 | Địa điểm xây dựng | |
3 | Thời điểm khảo sát, đánh giá công trình | |
4 | Đơn vị khảo sát, đánh giá công trình | |
5 | Chức năng chính của công trình | |
6 | Số tầng công trình | |
7 | Cấp công trình | |
8 | Năm đưa công trình vào khai thác | |
9 | Loại kết cấu công trình | |
10 | Hình dạng mặt bằng của công trình | |
11 | Tầng hầm | |
12 | Hình dáng công trình theo chiều cao | |
13 | Những cải tạo và gia cường đã làm trước đây | |
14 | Chiều cao công trình | |
15 | Chiều dài công trình | |
16 | Chiều rộng công trình | |
17 | Kết cấu chịu lực | |
18 | Tường | |
19 | Khung | |
20 | Kết cấu sàn | |
21 | Kết cấu mái nhà | |
22 | Kết cấu chịu lực của sàn mái | |
23 | Tường bao che | |
24 | Tường ngăn | |
25 | Móng | |
26 | Đánh giá chung về tình trạng kỹ thuật công trình | |
... | ... | ... |
tải về Mẫu báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ nhà và công trình theo Quyết định 681
>> Mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?
>> Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp cho những ai?
Mẫu báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ nhà và công trình theo Quyết định 681? Tải về mẫu báo cáo? (hình từ Internet)
Lập báo cáo kết quả khảo sát và đánh giá sơ bộ là bước thứ mấy trong quy trình khảo sát, đánh giá sơ bộ nhà và công trình?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy trình đánh giá an toàn kết cấu nhà ở và công trình công cộng ban hành kèm theo Quyết định 681/QĐ-BXD năm 2016 quy định về Giai đoạn 1 – Quy trình khảo sát, đánh giá sơ bộ nhà và công trình theo trình tự chung gồm 04 bước sau:
- Bước 1: Công tác chuẩn bị: thu thập, điều tra và phân tích các thông tin và tài liệu liên quan tới công trình được khảo sát.
- Bước 2: Tiến hành khảo sát sơ bộ hiện trường: xem xét các khuyết tật, hư hỏng.
- Bước 3: Phân tích và đánh giá: dựa trên các các tài liệu, số liệu, khảo sát, đo đạc,... đã thu thập được, tiến hành phân tích, đánh giá mức độ nguy hiểm của công trình.
- Bước 4: Lập báo cáo khảo sát, đánh giá.
Như vậy, lập báo cáo kết quả khảo sát và đánh giá sơ bộ là bước cuối cùng trong quy trình khảo sát, đánh giá sơ bộ nhà và công trình.
Nội dung chi tiết bước 4: Lập báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá như sau:
Báo cáo khảo sát, đánh giá sơ bộ cần có nội dung ngắn gọn, có thể sử dụng mẫu Phụ lục 4 ở trên. Trong đó tập trung vào các nội dung chính sau:
- Chủ đầu tư (chủ sở hữu);
- Địa điểm xây dựng;
- Năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng;
- Mô tả chung về công trình (công năng, loại kết cấu, vật liệu sử dụng, hình dạng);
- Bản vẽ hiện trạng các khuyết tật, hư hỏng: vị trí, kích thước, hình ảnh,...;
- Kết quả đánh giá nhanh, xếp loại tình trạng kỹ thuật;
- Kiến nghị hướng sử dụng tiếp theo (sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn, di dời, khảo sát chi tiết,...).
Các nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì?
Trong hoạt động đầu tư xây dựng cần tuân thủ 09 nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 4 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), cụ thể:
(1) Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
(2) Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
(3) Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
(4) Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
(5) Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
(6) Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định của Luật này.
(7) Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
(8) Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.
(9) Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.