Mẫu bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán mới nhất là mẫu nào?

Mẫu bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán mới nhất là mẫu nào? Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm những gì? Đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán thực hiện ở đâu?

Mẫu bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán mới nhất là mẫu nào?

Mẫu bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm mới nhất là Mẫu số 53 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP

TẢI VỀ Mẫu bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm mới nhất

Mẫu bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán mới nhất là mẫu nào?

Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm những gì?

Theo Điều 170 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký, thay đổi, sửa chữa biện pháp bảo đảm; xóa đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:

Hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký, thay đổi, sửa chữa biện pháp bảo đảm; xóa đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm theo Mẫu số 52 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm theo Mẫu số 53 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Văn bản ủy quyền trong trường hợp các bên yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền.
2. Hồ sơ đăng ký thay đổi, sửa chữa sai sót biện pháp bảo đảm bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu thay đổi, sửa chữa sai sót biện pháp bảo đảm theo Mẫu số 54 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bảng kê chứng khoán đề nghị thay đổi, sửa chữa sai sót theo Mẫu số 55 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (trong trường hợp nội dung thay đổi/sửa chữa sai sót là chứng khoán đăng ký).
3. Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp theo thỏa thuận của hai bên bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của hai bên theo Mẫu số 56 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bảng kê chứng khoán đề nghị xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của hai bên theo Mẫu số 57 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
...

Như vậy, hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:

- Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm theo Mẫu số 52 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm theo Mẫu số 53 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp các bên yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền.

Mẫu bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán mới nhất là mẫu nào?

Mẫu bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán mới nhất là mẫu nào? (hình từ internet)

Đăng ký biện pháp bảo đảm đối với đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải thực hiện ở đâu?

Theo Điều 169 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng, phạm vi và nguyên tắc thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các giao dịch bảo đảm được đăng ký biện pháp bảo đảm tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán khác thực hiện tại các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư Pháp theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
2. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc chung của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và các nguyên tắc sau đây:
a) Chứng khoán được đăng ký biện pháp bảo đảm phải là loại chứng khoán tự do chuyển nhượng, không dùng để ký quỹ trong các giao dịch chứng khoán, không bị phong tỏa, tạm giữ và phải lưu ký trước khi thực hiện. Trong thời hạn đăng ký biện pháp bảo đảm, chứng khoán đăng ký biện pháp bảo đảm phải được phong tỏa tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Thông tin về chứng khoán thuộc sở hữu của bên bảo đảm trong hồ sơ đăng ký phải thống nhất với thông tin được lưu giữ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực là thời điểm Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký thông tin biện pháp bảo đảm;
d) Khi thực hiện xóa đăng ký biện pháp bảo đảm, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện giải tỏa các chứng khoán đã đăng ký biện pháp bảo đảm.
3. Các bên yêu cầu đăng ký phải có văn bản đồng ý để Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phong tỏa, cung cấp thông tin chứng khoán đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Nghị định này.
...

Như vậy, chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các giao dịch bảo đảm được đăng ký biện pháp bảo đảm tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Lưu ý:

Việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán khác thực hiện tại các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư Pháp theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
388 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào