Mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học dành cho học sinh các cấp? Cách viết bản kiểm điểm học sinh nói chuyện trong giờ học?

Mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học dành cho học sinh các cấp? Cách viết bản kiểm điểm học sinh nói chuyện trong giờ học? Các hành vi nghiêm cấm mà học sinh cấp 2, cấp 3 không được làm? Các hình thức xử lý khi học sinh cấp 2, cấp 3 sai phạm?

Mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học dành cho học sinh các cấp? Các hành vi nghiêm cấm mà học sinh cấp 2, cấp 3 không được làm?

Bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học là bản kiểm điểm nhận lỗi của học sinh. Nội dung cơ bản trong bản kiểm điểm này sẽ bao gồm họ tên học sinh, trình bày sự việc, hành vi vi phạm là nói chuyện riêng trong giờ. Cuối cùng là cam kết sẽ không vi phạm quy định nói chuyện riêng nữa.

Đồng thời bản kiểm điểm cần có chữ ký của cả học sinh lẫn phụ huynh học sinh để đảm bảo sự tuân thủ cam kết theo biên bản này.

Hiện nay, pháp luật chưa quy định vụ thể mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học dành cho học sinh các cấp. Do đó, nhà trường, giáo viên, phụ huynh, học sinh có thể tham khảo mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học dành cho học sinh các cấp dưới đây:

Mẫu 1

Mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học dành cho học sinh các cấp

TẢI VỀ: Mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học dành cho học sinh các cấp

Mẫu 2

 Mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học dành cho học sinh các cấp

TẢI VỀ: Mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học dành cho học sinh các cấp

Mẫu 3

 Mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học dành cho học sinh các cấp

TẢI VỀ: Mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học dành cho học sinh các cấp

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Căn cứ tại Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì các hành vi mà học sinh cấp 2, cấp 3 không được làm gồm:

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

- Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

- Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

- Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

- Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học dành cho học sinh các cấp? Cách viết bản kiểm điểm học sinh nói chuyện trong giờ học?

Mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học dành cho học sinh các cấp? Cách viết bản kiểm điểm học sinh nói chuyện trong giờ học? (Hình từ Internet)

Cách viết bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học? Các hình thức xử lý khi học sinh cấp 2, cấp 3 sai phạm?

Khi viết bản kiểm điểm dành cho học sinh nói chuyện trong giờ học thì cần điền đầy đủ các thông tin như sau:

- Trường: Điền tên trường đang học.

- Kính gửi: Ghi tên trường ở dòng đầu và tên lớp ở dòng thứ hai.

- Em tên là: Ghi đầy đủ họ tên và lớp học của học sinh.

- Nơi ở: Ghi cụ thể địa chỉ nơi học sinh đang sinh sống.

- Họ tên cha, mẹ: ............. Số điện thoại: ............: Ghi đầy đủ họ tên cha, me và số điện thoại liên lạc.

- Vi phạm nội quy vào ...............Vi phạm lần thứ................: Ghi rõ ngày tháng năm vi phạm và số lần vi phạm.

- Nội dung vi phạm:...

- Cuối cùng ghi rõ ngày tháng năm viết, sau đó ký và ghi rõ họ tên.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo

Căn cứ Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về việc khen thưởng và kỷ luật như sau:

Khen thưởng và kỷ luật
1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:
a) Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.
b) Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.
c) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d) Các hình thức khen thưởng khác.
2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì khi học sinh cấp 2, cấp 3 sai phạm có thể bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức sau:

- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm;

- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm;

- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Học sinh cấp 2, cấp 3 có những quyền gì?

Căn cứ Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, thì học sinh cấp 2, cấp 3 có những quyền như sau:

(1) Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

(2) Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.

(3) Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

(4) Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

(5) Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(6) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
19,673 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào