Mẫu bản kiểm điểm không đội mũ bảo hiểm dành cho học sinh cấp 2, cấp 3? Cách viết bản kiểm điểm dành cho học sinh không đội mũ bảo hiểm?

Mẫu bản kiểm điểm không đội mũ bảo hiểm dành cho học sinh cấp 2, cấp 3? Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm dành cho học sinh không đội mũ bảo hiểm? Các hành vi nghiêm cấm mà học sinh cấp 2, cấp 3 không được làm?

Mẫu bản kiểm điểm học sinh không đội mũ bảo hiểm?

Hiện nay, Luật Giáo dục 2019 và các văn bản pháp luật liên quan không quy định cụ thể về Mẫu bản kiểm điểm học sinh không đội mũ bảo hiểm.

Do đó, học sinh, phụ huynh có thể tham khảo Mẫu bản kiểm điểm học sinh không đội mũ bảo hiểm dưới đây:

Mẫu 1

Mẫu bản kiểm điểm học sinh không đội mũ bảo hiểm

TẢI VỀ: Mẫu bản kiểm điểm học sinh không đội mũ bảo hiểm

Mẫu 2

 Mẫu bản kiểm điểm học sinh không đội mũ bảo hiểm

TẢI VỀ: Mẫu bản kiểm điểm học sinh không đội mũ bảo hiểm

Lưu ý: Mẫu bản kiểm điểm học sinh không đội mũ bảo hiểm chỉ mang tính chất tham khảo

Mẫu bản kiểm điểm không đội mũ bảo hiểm dành cho học sinh cấp 2, cấp 3? Cách viết bản kiểm điểm dành cho học sinh không đội mũ bảo hiểm?

Mẫu bản kiểm điểm không đội mũ bảo hiểm dành cho học sinh cấp 2, cấp 3? Cách viết bản kiểm điểm dành cho học sinh không đội mũ bảo hiểm? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm dành cho học sinh không đội mũ bảo hiểm? Các hành vi nghiêm cấm mà học sinh cấp 2, cấp 3 không được làm?

* Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm không đội mũ bảo hiểm dành cho học sinh:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ: Ghi bằng chữ in hoa và được trình bày ra giữa trang giấy:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- Ghi rõ ngày tháng năm viết bản kiểm điểm

- Tiêu đề: Cần phải ghi rõ bản kiểm điểm về việc gì, viết chữ in hoa và trình bày ra giữa trang giấy.

- Phần "Kính gửi": cần nêu rõ gửi ai

- Thông tin người viết bản kiểm điểm, học sinh lớp nào.

- Tiếp theo là thời gian vi phạm, cũng như lý do viết bản kiểm điểm.

- Lời hứa của bản thân về việc vi phạm

- Cuối cùng là chữ ký của người viết kiểm điểm, có thể có chữ ký của phụ huynh.

Theo đó, dù không có quy chuẩn nhất định, bản kiểm điểm của học sinh vẫn cần phải trình bày theo thể thức văn bản hành chính, thể hiện sự tôn trọng với người đọc. Người viết bản kiểm điểm, cụ thể là học sinh mắc lỗi cần biết nhận sai khi mắc lỗi, nguyên nhân tại sao mình phải viết bản kiểm điểm.

Khi tường trình sự việc, học sinh cần trình bày trung thực về những lỗi sai của bản thân, đồng thời có giải pháp cải thiện bản thân, cam kết không tái phạm trong thời gian tới.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo

Căn cứ tại Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì các hành vi mà học sinh cấp 2, cấp 3 không được làm gồm:

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

- Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

- Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

- Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

- Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật

Mũ bảo hiểm có mấy loại?

Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5756:2017 về Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô và xe máy quy định như sau:

3 Phân loại và kết cấu
3.1 Phân loại
Mũ bảo hiểm được phân thành 4 loại như sau (Hình 1):
- Mũ che nửa đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ (Hình 1a).
- Mũ che ba phần tư đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và một phần đầu phía sau của người đội mũ (Hình 1b).
- Mũ che cả đầu và tai: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu và vùng tai của người đội mũ (Hình 1c);
- Mũ che cả đầu, tai và hàm: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng tai và cằm của người đội mũ (Hình 1d).
...

Như vậy, mũ bảo hiểm được chia thành 4 loại như sau:

- Mũ che nửa đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ (Hình a).

- Mũ che ba phần tư đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và một phần đầu phía sau của người đội mũ (Hình b).

- Mũ che cả đầu và tai: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu và vùng tai của người đội mũ (Hình c);

- Mũ che cả đầu, tai và hàm: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng tai và cằm của người đội mũ (Hình d).

 mũ bảo hiểm được chia thành 4 loại

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
1,408 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào