Mẫu bản kiểm điểm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học? Hướng dẫn chi tiết cách viết kiểm điểm?
Mẫu bản kiểm điểm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học mới? Hướng dẫn chi tiết cách viết?
Theo khoản 1 Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định các hành vi học sinh không được làm như sau:
Các hành vi học sinh không được làm
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
...
Theo đó, học sinh được phép mang điện thoại đến trường nhưng phải đảm bảo điều kiện là không được sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp, không được sử dụng điện thoại vào những mục đích không phục vụ cho việc học tập và việc sử dụng điện thoại phải được giáo viên cho phép. Vì vậy khi tự ý sử dụng điện thoại trong giờ học, học sinh sẽ bị vi phạm.
Mẫu bản kiểm điểm sử dụng điện thoại trong giờ học là một văn bản quan trọng thể hiện thái độ hối lỗi và mong muốn sửa chữa của học sinh khi vi phạm nội quy sử dụng điện thoại trong giờ học. Việc viết bản kiểm điểm giúp học sinh rút ra bài học kinh nghiệm và không tái phạm lỗi sai trong tương lai.
Có thể tham khảo Mẫu bản kiểm điểm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu bản kiểm điểm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học
Hướng dẫn cách viết Mẫu bản kiểm điểm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ:
+ Quốc hiệu: In hoa, in đậm, căn ở giữa dòng
+ Tiêu ngữ: In hoa chữ cái đầu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” và căn giữa.
- Tên bản kiểm điểm: Viết rõ ràng, nổi bật ở phần đầu trang: “Bản kiểm điểm sử dụng điện thoại trong giờ học”.
- Thông tin học sinh: Ghi đầy đủ họ và tên, ngày sinh, lớp học, trường học của học sinh.
- Nội dung kiểm điểm:
Phần 1: Nêu rõ hành vi vi phạm:
Ghi rõ thời gian xảy ra vi phạm (ngày, giờ, tiết học).
Ghi rõ địa điểm xảy ra vi phạm (lớp học, phòng học).
Mô tả diễn biến hành vi vi phạm (sử dụng điện thoại để làm gì, ai nhìn thấy).
Nêu rõ người bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm (thầy cô giáo, bạn bè).
Phần 2: Nguyên nhân vi phạm:
Giải thích lý do dẫn đến hành vi vi phạm (do chủ quan hay khách quan).
Nêu rõ những khó khăn, vướng mắc khiến bản thân vi phạm nội quy.
Phần 3: Hậu quả vi phạm:
Nêu rõ hậu quả của hành vi vi phạm đối với bản thân (bị thầy cô giáo nhắc nhở, ghi sổ đầu bài,…)
Nêu rõ hậu quả của hành vi vi phạm đối với thầy cô giáo (phải mất thời gian nhắc nhở, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy,…).
Nêu rõ hậu quả của hành vi vi phạm đối với bạn bè (mất tập trung, ảnh hưởng đến kết quả học tập chung,…).
Phần 4: Bài học rút ra:
Nêu rõ bài học rút ra từ hành vi vi phạm (nhận thức được tác hại của việc sử dụng điện thoại trong giờ học,…).
Đề xuất giải pháp để khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm (bù bài tập, xin lỗi thầy cô giáo và bạn bè,…).
Phần 5: Lời hứa:
Cam kết không tái phạm lỗi vi phạm này trong tương lai.
Nêu rõ biện pháp cụ thể để thực hiện lời hứa (tắt điện thoại trước khi vào lớp, tập trung cao độ khi nghe giảng,…).
Kết luận: Học sinh ký và ghi rõ họ tên.
Mẫu bản kiểm điểm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học mới? Hướng dẫn chi tiết cách viết? (Hình từ Internet)
Giáo viên có được tịch thu điện thoại của học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học không?
Căn cứ theo Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Và theo Điều 163 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản như sau:
Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
2. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Theo đó, trường hợp học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học mà chưa được giáo viên cho phép thì giáo viên có thể nhắc nhở, yêu cầu học sinh nộp điện thoại cho giáo viên để quản lý. Sau khi kết thúc giờ học, giáo viên phải trả lại điện thoại cho học sinh.
Tuy nhiên nếu giáo viên tịch thu hẳn điện thoại của học sinh thì đây được xem là hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu của học sinh.
Như vậy, có thể kết luận rằng, giáo viên không được quyền tịch thu điện thoại của học sinh.
Các hình thức xử lý kỷ luật học sinh cấp 2 vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện?
Theo Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định khen thưởng và kỷ luật như sau:
Khen thưởng và kỷ luật
...
2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, trường hợp học sinh cấp 2 vi phạm thì nhà trường được xử lý kỷ luật học sinh vi phạm với các hình thức như sau:
- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.