Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác xin cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo quy định mới nhất?
- Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác xin cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo quy định mới nhất?
- Cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Trình tự, thủ tục cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
- Thời hạn giải quyết thủ tục cấp đổi chứng chỉ an toàn giao thông đường bộ là bao lâu?
Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác xin cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo quy định mới nhất?
Bản khai kinh nghiệm thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ, thiết kế, thẩm định phê duyệt xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trong thời gian có hiệu lực của chứng chỉ xin cấp đổi, bản khai theo mẫu quy định tại Phụ lục V kèm theo Nghị định 64/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm đ khoản 6 Điều 1 Nghị định 70/2022/NĐ-CP.
Tải Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác xin cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ tại đây.
Cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện gì?
Theo khoản 1 Điều 12đ Chương 4 Nghị định 11/2010/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 64/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
1. Điều kiện để được cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ:
a) Trong thời hạn sử dụng của chứng chỉ, thẩm tra viên phải tham gia thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ hoặc tham gia thiết kế, thẩm định phê duyệt xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông ít nhất 03 công trình;
b) Việc cấp đổi chứng chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01 đến 03 tháng trước khi chứng chỉ hết thời hạn sử dụng.
...
Theo đó, cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ đáp ứng các điều kiện sau:
- Trong thời hạn sử dụng của chứng chỉ, thẩm tra viên phải tham gia thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ hoặc tham gia thiết kế, thẩm định phê duyệt xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông ít nhất 03 công trình;
- Việc cấp đổi chứng chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01 đến 03 tháng trước khi chứng chỉ hết thời hạn sử dụng.
Cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
(Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 12đ Chương 4 Nghị định 11/2010/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 64/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 70/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
...
3. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục cấp đổi chứng chỉ:
a) Cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đường bộ Việt Nam;
b) Cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn trực tiếp cho người đến nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ;
Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho người đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ;
Đối với trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày cá nhân kê khai và nộp hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho người đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ;
c) Cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, cấp đổi chứng chỉ; trường hợp không cấp đổi chứng chỉ, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
d) Việc trả chứng chỉ cấp đổi được thực hiện tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính theo yêu cầu của cá nhân có nhu cầu.
...
Như vậy, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đường bộ Việt Nam;
Cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn trực tiếp cho người đến nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ;
Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu chính: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho người đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ;
Đối với trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày cá nhân kê khai và nộp hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho người đã nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ;
Cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, cấp đổi chứng chỉ; trường hợp không cấp đổi chứng chỉ, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
Việc trả chứng chỉ cấp đổi được thực hiện tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính theo yêu cầu của cá nhân có nhu cầu.
Thời hạn giải quyết thủ tục cấp đổi chứng chỉ an toàn giao thông đường bộ là bao lâu?
Tại khoản 4 Điều 12đ Chương 4 Nghị định 11/2010/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 64/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
...
4. Thời hạn giải quyết thủ tục cấp đổi chứng chỉ trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
...
Như vậy, thời hạn giải quyết thủ tục cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.