Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quy định thế nào?

Em cho anh hỏi mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xin cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy là mẫu nào? Câu hỏi của anh THQ từ Bảo Lộc.

Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quy định thế nào?

Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy
1. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy:
a) Văn bản đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC30);
b) Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC31);
c) Văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy;
d) 02 ảnh màu, cỡ 3x4 cm của cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy.
...

Như vậy, mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xin cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy được quy định theo Mẫu PC31 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quy định thế nào?

TẢI VỀ mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại đây.

Lưu ý: Ngoài bản khai kinh nghiệm công tác thì trong hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy còn cần có các loại giấy tờ sau đây:

(1) Văn bản đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC30); TẢI VỀ

(2) Văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy;

(3) 02 ảnh màu, cỡ 3x4 cm của cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy.

Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quy định thế nào?

Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn cách ghi mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy?

Căn cứ Mẫu PC31 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định thì việc ghi bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy được hướng dẫn cụ thể như sau:

Mục (1): Số thứ tự;

Mục (2): Ghi rõ từ tháng, năm... đến tháng, năm...;

Mục (3): Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức đã hoạt động;

Mục (4): Ghi rõ tên công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và nội dung hoạt động phòng cháy và chữa cháy (thiết kế hoặc thẩm định hoặc thi công hoặc giám sát về phòng cháy và chữa cháy);

Vai trò hoạt động (chủ trì hay tham gia).

Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy gồm những loại chứng chỉ nào?

Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

Văn bằng, chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy và điều kiện cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy
1. Văn bằng về phòng cháy và chữa cháy:
a) Bằng tiến sĩ ngành phòng cháy và chữa cháy;
b) Bằng thạc sĩ và văn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy;
c) Bằng cử nhân và văn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy;
d) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành phòng cháy và chữa cháy;
đ) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành phòng cháy và chữa cháy.
2. Chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy:
a) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;
b) Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy: Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy.
3. Điều kiện cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy:
a) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phải qua bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy do cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc;
...

Như vậy, theo quy định, chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:

(1) Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

(2) Chứng chỉ hành nghề tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy;

(3) Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy;

(4) Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy;

(5) Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

801 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào