Mẫu bản cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu bản cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Thời hạn ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn mấy năm một lần?
- Việc kiểm tra thực hiện nội dung đã cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn được quy định như thế nào?
- Cơ quan được phân công quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải xây dựng kế hoạch kiểm tra thực hiện nội dung đa cam kết của các cơ sở đúng không?
Mẫu bản cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT, có quy định về mẫu bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn như sau:
Tải mẫu bản cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn: TẠI ĐÂY
Thực phẩm nông lâm thủy sản (Hình từ Internet)
Thời hạn ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn mấy năm một lần?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT, có quy định về tổ chức ký cam kết như sau:
Tổ chức ký cam kết
1. Cơ quan được phân công quản lý phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và tổ chức cho các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này ký bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
2. Nội dung bản cam kết: theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
3. Thời hạn ký cam kết: 3 năm/lần.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn: 03 năm/lần.
Việc kiểm tra thực hiện nội dung đã cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT, có quy định về kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết như sau:
Kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết
1. Kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này: Cơ quan được phân công quản lý thực hiện theo kế hoạch kiểm tra được Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt hàng năm. Biên bản kiểm tra theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
2. Kiểm tra đột xuất: Cơ quan được phân công quản lý thực hiện kiểm tra đột xuất khi có sự cố về an toàn thực phẩm liên quan hoặc theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
Như vậy, việc kiểm tra thực hiện nội dung đã cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn được quy định sau:
- Kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này: Cơ quan được phân công quản lý thực hiện theo kế hoạch kiểm tra được Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt hàng năm. Biên bản kiểm tra theo quy định.
- Kiểm tra đột xuất: Cơ quan được phân công quản lý thực hiện kiểm tra đột xuất khi có sự cố về an toàn thực phẩm liên quan hoặc theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
Cơ quan được phân công quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải xây dựng kế hoạch kiểm tra thực hiện nội dung đa cam kết của các cơ sở đúng không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT, có quy định về cơ quan được phân công quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
Cơ quan được phân công quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và tổ chức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc địa bàn quản lý ký bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trình Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện.
3. Kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo kế hoạch được phê duyệt.
4. Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng địa phương danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm không chấp hành nội dung cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
5. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
6. Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện Thông tư này về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản hoặc đơn vị được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công) theo chế độ báo cáo hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan được phân công quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra thực hiện nội dung đa cam kết của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trình Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.