Mẫu bài phát biểu lễ khai giảng năm học mới dành cho Hiệu trưởng? Để được làm Hiệu trưởng thì cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Mẫu bài phát biểu lễ khai giảng năm học mới dành cho hiệu trưởng?
>>> Xem thêm: Tại sao ngày 5 tháng 9 là ngày toàn dân đưa trẻ đến trường?
>>> Mẫu bài phát biểu khai giảng năm học mới của lãnh đạo xã?
>>> Mẫu bài phát biểu lễ khai giảng năm học mới dành cho học sinh các cấp?
Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT, điểm a khoản 1 Điều 11 Điều lệ hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT và điểm a khoản 1 Điều 11 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tại buổi lễ khai giảng cho năm học mới thì bài phát biểu của Hiệu trưởng nhà trường là điều không thể thiếu.
Sau đây là một số mẫu bài phát biểu lễ khai giảng dành cho Hiệu trường nhà tường:
- Bài phát biểu lễ khai giảng dành cho Hiệu trưởng trường Mầm non:
>>> Xem chi tiết tại đây: TẢI VỀ
- Bài phát biểu lễ khai giảng dành cho Hiệu trưởng trường Tiểu học:
>>> Xem chi tiết tại đây: TẢI VỀ
- Bài phát biểu lễ khai giảng dành cho Hiệu trưởng trường THCS:
>>> Xem chi tiết tại đây: TẢI VỀ
- Bài phát biểu lễ khai giảng dành cho Hiệu trưởng trường THPT:
>>> Xem chi tiết tại đây: TẢI VỀ
Mẫu bài phát biểu lễ khai giảng năm học mới dành cho Hiệu trưởng? (Hình từ Internet)
Mặc đồng phục như thế nào để đảm bảo tác phong dự lễ khai giảng?
Không chỉ trong mỗi lễ khai giảng cho năm học mới mà trong suốt quá trình học, học sinh cần phải mặc đồng phục theo đúng quy định, đảm bảo tác phong khi đến trường.
Tại Điều 3 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT có quy định về nguyên tắc mặc đồng phục như sau:
Nguyên tắc mặc đồng phục, lễ phục
1. Nguyên tắc mặc đồng phục
a) Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường.
b) Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác.
c) Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.
2. Nguyên tắc mặc lễ phục
a) Bảo đảm tính thống nhất trong từng trường hoặc từng ngành đào tạo.
b) Đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp.
c) Đảm bảo phân biệt người tốt nghiệp các trình độ được đào tạo: trung cấp, đại học.
d) Đảm bảo tính khoa học, thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
3. Trường hợp được các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ kinh phí thì đồng phục, lễ phục phải đảm bảo quy định tại văn bản này, không được lạm dụng việc tài trợ để quảng cáo.
4. Khuyến khích học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số sử dụng trang phục dân tộc mình trong ngày lễ, ngày tết, ngày hội và trong những ngày nhà trường không quy định mặc đồng phục.
Theo quy định trên, học sinh khi đến trường cần tuân thủ các nguyên tắc sau về việc mặc đồng phục:
- Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường.
- Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác.
- Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.
Để được làm Hiệu trưởng thì cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Tiêu chuẩn để được chọn làm Hiệu trưởng ở mỗi cấp học là khác nhau, cụ thể:
(1) Đối với Hiệu trưởng trường Mầm non:
Theo Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1452/QĐ-GDĐT-TC năm 2018 thì người được chọn làm Hiệu trưởng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể sau:
- Phải đạt tiêu chuẩn quy định tại chuẩn hiệu trưởng trường Mần non
- Hiệu trưởng trường Mầm non phải có ít nhất 03 năm giữ chức vụ Phó Trưởng đơn vị thuộc cấp học tương ứng, kể cả giáo dục nghề nghiệp.
- Trường hợp Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng (và tương đương) thuộc Sở GD&ĐT được điều động, bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Mầm non thì phải có thời gian giảng dạy ít nhất 05 năm tại cấp học đó.
(2) Đối với Hiệu trưởng trường Tiểu học:
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Điều lệ Trường tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, người được chọn làm Hiệu trưởng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể sau:
- Phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp tiểu học;
- Đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp tiểu học.
(3) Đối với Hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học:
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, người được chọn làm Hiệu trưởng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể sau:
- Phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học phải đạt tiêu chuẩn quy định tại chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học theo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Lưu ý: Tiêu chuẩn quy định chung đối với Hiệu trưởng từng cấp học được quy định tại các Chương II Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1452/QĐ-GDĐT-TC năm 2018.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.