Mẫu Bài phát biểu của giáo viên mới về trường ngắn gọn, đầy ý nghĩa? Các loại sổ sách mà giáo viên THCS phải có?
Mẫu Bài phát biểu của giáo viên mới về trường ngắn gọn, đầy ý nghĩa? Các loại sổ sách mà giáo viên trung học cơ sở phải có?
Bài phát biểu của giáo viên mới về trường nói lên niềm hạnh phúc, vui mừng khi được về làm việc giảng dạy tại một môi trường mới. Bài phát biểu nêu rõ trách nhiệm và quyết tâm của giáo viên từ đó lấy làm mục tiêu phấn đấu.
Thầy cô giáo có thể tham khảo các Mẫu Bài phát biểu của giáo viên mới về trường ngắn gọn, đầy ý nghĩa dưới đây:
Mẫu 1
TẢI VỀ: Mẫu Bài phát biểu của giáo viên mới về trường (Mẫu 1)
Mẫu 2
TẢI VỀ: Mẫu Bài phát biểu của giáo viên mới về trường (Mẫu 2)
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu Bài phát biểu của giáo viên mới về trường ngắn gọn, đầy ý nghĩa? Các loại sổ sách mà giáo viên THCS phải có? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 21 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục
Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường gồm:
1. Đối với nhà trường:
a) Sổ đăng bộ.
b) Học bạ học sinh.
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học).
d) Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có).
đ) Kế hoạch giáo dục của nhà trường (theo năm học).
e) Sổ ghi đầu bài.
g) Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
h) Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến.
i) Hồ sơ quản lý thiết bị giáo dục, thư viện.
k) Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính.
l) Hồ sơ kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên.
m) Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh.
n) Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh.
o) Hồ sơ phổ cập giáo dục (đối với cấp trung học cơ sở).
2. Đối với tổ chuyên môn:
a) Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học).
b) Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.
3. Đối với giáo viên:
a) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).
b) Kế hoạch bài dạy (giáo án).
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
4. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Việc bảo quản hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các loại sổ sách mà giáo viên trường trung học cơ sở cần chuẩn bị cho năm học mới là:
- Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).
- Kế hoạch bài dạy (giáo án).
- Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
Lưu ý: Hồ sơ nêu trên dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử.
Hướng dẫn cách viết bài phát biểu của giáo viên mới về trường hay, ấn tượng nhất?
Hiện nay, Luật Giáo dục 2019 và các văn bản pháp luật liên quan không quy định mẫu bài phát biểu hay hướng dẫn cách viết bài phát biểu của giáo viên mới về trường. Do đó, Thầy cô giáo có thể tham khảo cách viết bài phát biểu của giáo viên mới về trường hay, ấn tượng sau đây:
Mở đầu ấn tượng:
- Bắt đầu bằng một câu chuyện cá nhân hoặc trích dẫn ý nghĩa về giáo dục
- Thể hiện sự phấn khích và biết ơn khi được gia nhập trường
Giới thiệu bản thân:
- Nêu ngắn gọn về kinh nghiệm và chuyên môn
- Chia sẻ lý do chọn nghề giáo và đam mê giảng dạy
Tầm nhìn giáo dục:
- Trình bày quan điểm về vai trò của giáo dục
- Nêu mục tiêu và phương pháp giảng dạy
Cam kết với nhà trường:
- Bày tỏ quyết tâm đóng góp cho sự phát triển của trường
- Chia sẻ kế hoạch hợp tác với đồng nghiệp và phụ huynh
Kết thúc ấn tượng:
- Tái khẳng định niềm tin vào sứ mệnh giáo dục
- Kết thúc bằng một thông điệp truyền cảm hứng
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Hệ số lương giáo viên trung học cơ sở hiện nay như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học cơ sở như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, hệ số lương giáo viên trung học cơ sở được quy định như sau:
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 3, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 2, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên trung học cơ sở hạng 1, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.