Mang loa kẹo kéo ra đường cổ vũ bóng đá 'Euro' có thể bị phạt lên đến 2 triệu đồng có đúng không?
- Mang loa kẹo kéo ra đường cổ vũ bóng đá "Euro" có thể bị phạt lên đến 2 triệu đồng có đúng không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt đối với hành mang loa kẹo kéo ra đường cổ vũ bóng đá "Euro" với mức phạt 2 triệu đồng không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội là bao lâu?
Mang loa kẹo kéo ra đường cổ vũ bóng đá "Euro" có thể bị phạt lên đến 2 triệu đồng có đúng không?
Giải vô địch bóng đá châu Âu (UEFA European Football Championship) thường được biết đến với tên gọi UEFA Euro hay Euro, là giải bóng đá quốc tế được tổ chức 2 năm 1 lần gọi tắt là Euro.
Vậy thì nếu người tham gia cổ vũ những đội tuyển này nếu không may vui quá mức với hành vi sử dụng loa kẹo kéo ra đường cổ vũ bóng đá thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra còn bị tịch thu tang vật.
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì đối với người có hành vi mang loa kẹo kéo ra đường cổ vũ bóng đá "Euro" ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Đồng thời còn bị tịch thu tang vật là chiếc loa kẹo kéo dùng để cổ vũ bóng đá.
Ngoài ra, người có hành vi mang loa kẹo kéo ra đường cổ vũ bóng đá "Euro" trường hợp là loa công suất lớn và gây ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng trong khu dân cư gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư thì có thể bị xử phạt về hành vi vi phạm về tiếng ồn cũng được xử lý theo quy định của pháp luật tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP về việc vi phạm các quy định về tiếng ồn như sau:
Vi phạm các quy định về tiếng ồn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.
Mặt khác theo quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn được ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT.
Việc giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là: 70dBA (từ 6h đến 21h) và 55dbBA (21h đến 6h).
Như vậy, xin lưu ý nếu người có hành vi mang loa kẹo kéo ra đường cổ vũ bóng đá "Euro" trường hợp là loa công suất lớn và gây ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng trong khu dân cư gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư, thì mức xử phạt nếu cơ quan chức năng xử phạt và đo đạt được mức độ ồn tại thời điểm vi phạm từ 40 dBA trở lên có thể bị xử phạt lên đến 160.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP)
Mang loa kẹo kéo ra đường cổ vũ bóng đá 'Euro' có thể bị phạt lên đến 2 triệu đồng có đúng không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt đối với hành mang loa kẹo kéo ra đường cổ vũ bóng đá "Euro" với mức phạt 2 triệu đồng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và h khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành chính đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn toàn có quyền xử phạt đối với hành mang loa kẹo kéo ra đường cổ vũ bóng đá "Euro" với mức phạt 2 triệu đồng.
Ghi chú: "mức phạt 2 triệu đồng" là mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.(Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội sẽ là 1 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.