Lưu trữ dữ liệu giấy phép lái xe trên hệ thống thông tin trong thời gian bao lâu? Cơ sở đào tạo lái xe vận hành hệ thống thông tin giấy phép lái xe như thế nào?
- Lưu trữ dữ liệu giấy phép lái xe trên hệ thống thông tin trong thời gian bao lâu?
- Cơ sở đào tạo lái xe vận hành hệ thống thông tin giấy phép lái xe như thế nào?
- Trung tâm sát hạch lái xe vận hành hệ thống thông tin giấy phép lái xe như thế nào?
- Cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe vận hành hệ thống như thế nào?
Lưu trữ dữ liệu giấy phép lái xe trên hệ thống thông tin trong thời gian bao lâu?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 07/2013/TT-BGTVT, có quy định về thời gian lưu trữ dữ liệu giấy phép lái xe như sau:
Thời gian lưu trữ dữ liệu giấy phép lái xe
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử theo quy định.
1. Thời gian lưu trữ dữ liệu về đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe và trưng tâm sát hạch lái xe tối thiểu là 05 năm.
2. Thời gian lưu trữ dữ liệu về đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tối thiểu là 50 năm.
3. Thời gian lưu trữ dữ liệu về giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam tối thiểu là 100 năm.
Như vậy, theo quy định trên thì Lưu trữ dữ liệu giấy phép lái xe trên hệ thống thông tin trong thời gian như sau:
- Thời gian lưu trữ dữ liệu về đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe và trưng tâm sát hạch lái xe tối thiểu là 05 năm;
- Thời gian lưu trữ dữ liệu về đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tối thiểu là 50 năm;
- Thời gian lưu trữ dữ liệu về giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam tối thiểu là 100 năm.
Lưu trữ dữ liệu giấy phép lái xe trên hệ thống thông tin trong thời gian bao lâu? (Hình từ Internet)
Cơ sở đào tạo lái xe vận hành hệ thống thông tin giấy phép lái xe như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 07/2013/TT-BGTVT, có quy định về cơ sở đào tạo lái xe như sau:
Cơ sở đào tạo lái xe
1. Tiếp nhận hồ sơ giấy và lập hồ sơ điện tử, gửi hoặc truyền dữ liệu về Sở Giao thông vận tải (cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại địa phương) hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại trung ương).
2. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các hồ sơ điện tử gửi hoặc truyền dữ liệu đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở đào tạo lái xe vận hành hệ thống thông tin giấy phép lái xe như sau
- Tiếp nhận hồ sơ giấy và lập hồ sơ điện tử, gửi hoặc truyền dữ liệu về Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các hồ sơ điện tử gửi hoặc truyền dữ liệu đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Trung tâm sát hạch lái xe vận hành hệ thống thông tin giấy phép lái xe như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 07/2013/TT-BGTVT, có quy định về trung tâm sát hạch lái xe như sau:
Trung tâm sát hạch lái xe
1. Tiếp nhận dữ liệu về kế hoạch, danh sách sát hạch, tổng hợp và lưu trữ theo quy định dữ liệu về kết quả các kỳ sát hạch.
2. Gửi hoặc truyền dữ liệu kết quả sát hạch về cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại địa phương theo quy định.
3. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu kết quả sát hạch.
Như vậy, theo quy định trên thì trung tâm sát hạch lái xe vận hành hệ thống thông tin giấy phép lái xe như sau:
- Tiếp nhận dữ liệu về kế hoạch, danh sách sát hạch, tổng hợp và lưu trữ theo quy định dữ liệu về kết quả các kỳ sát hạch;
- Gửi hoặc truyền dữ liệu kết quả sát hạch về cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại địa phương theo quy định;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu kết quả sát hạch.
Cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe vận hành hệ thống như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 07/2013/TT-BGTVT, có quy định về cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại địa phương như sau:
Cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại địa phương
1. Tiếp nhận hồ sơ giấy, lập hồ sơ điện tử đăng ký để cấp mới hoặc cấp đổi giấy phép lái xe,
2. Thực hiện kiểm tra phê duyệt các hồ sơ điện tử và cập nhật vào hệ thống thông tin giấy phép lái xe.
3. Gửi, nhận hồ sơ điện tử để kiểm tra, so sánh, xác thực và cập nhật vào cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý.
4. Xác thực chữ ký số của người có thẩm quyền ký trên các hồ sơ điện tử cấp giấy phép lái xe.
5. Thực hiện quy trình in giấy phép lái xe.
6. Kiểm tra chất lượng giấy phép lái xe sau khi in và đồng bộ dữ liệu vào cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý theo quy định.
7. Chuyển đổi, cập nhật toàn bộ dữ liệu giấy phép lái xe không làm bằng vật liệu PET. theo kế hoạch và lộ trình quy định.
8. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các hồ sơ điện tử đã gửi hoặc truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì:
- Tiếp nhận hồ sơ giấy, lập hồ sơ điện tử đăng ký để cấp mới hoặc cấp đổi giấy phép lái xe;
- Thực hiện kiểm tra phê duyệt các hồ sơ điện tử và cập nhật vào hệ thống thông tin giấy phép lái xe;
- Gửi, nhận hồ sơ điện tử để kiểm tra, so sánh, xác thực và cập nhật vào cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý;
- Xác thực chữ ký số của người có thẩm quyền ký trên các hồ sơ điện tử cấp giấy phép lái xe;
- Thực hiện quy trình in giấy phép lái xe;
- Kiểm tra chất lượng giấy phép lái xe sau khi in và đồng bộ dữ liệu vào cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý theo quy định;
- Chuyển đổi, cập nhật toàn bộ dữ liệu giấy phép lái xe không làm bằng vật liệu PET. theo kế hoạch và lộ trình quy định;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các hồ sơ điện tử đã gửi hoặc truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.