Lương thử việc của người lao động thấp hơn 85% tiền lương chính thức khi nào thì không bị xem là vi phạm quy định pháp luật?

Hi em, cho chị hỏi về chế độ thử việc mà lương thử việc bằng 80% lương chính thức thì có hợp lý không? Sao chị thấy đa phần các công ty khác là 85% mà? Em hỗ trợ giải đáp giúp chị nhé! Đây là câu hỏi của anh T.D đến từ Bình Dương.

Lương thử việc của người lao động thấp hơn 85% tiền lương chính thức khi nào thì không bị xem là vi phạm quy định pháp luật?

Căn cứ tại Điều 26 Bộ Luật lao động 2019 có quy định như sau:

Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Theo đó, quy định yêu cầu tiền lương thử việc phải ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc chính thức. Còn khái niệm về tiền lương khi ký Hợp đồng lao động chính thức thì tại Điều 90 Bộ Luật lao động 2019 có nêu:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo khái niệm trên thì khi ký hợp đồng lao động, tiền lương gồm:

(1) Mức lương theo công việc hoặc chức danh;

(2) Phụ cấp lương;

(3) Các khoản bổ sung khác.

Phần 85% thử việc là xét theo mức lương của công việc hoặc chức danh đó không tính gộp phụ cấp lương và các khoản bổ sung trong đó.

Vì vậy, tiền lương thử việc có thể thấp hơn 85% tiền lương chính thức (do có thêm phụ cấp và các khoản bổ sung), miễn sao đảm bảo tiền lương thử việc không thấp hơn 85% mức lương công việc chính thức thì không bị xem là quy định pháp luật.

lương thử việc

Lương của người lao động trong thời gian thử việc (Hình từ Internet)

Trả lương thử việc cho người lao động được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?

Trả lương thử việc cho người lao động được thực hiện dựa trên những nguyên tắc quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Theo quy định trên, trả lương thử việc cho người lao động được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau:

- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Hợp đồng thử việc của người lao động phải có những nội dung chủ yếu nào?

Hợp đồng thử việc của người lao động phải có những nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Như vậy, hợp đồng thử việc của người lao động phải có những nội dung chủ yếu gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể:

- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,625 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào