Lực lượng phục vụ lễ tang của cán bộ Quân đội đã thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
- Lực lượng phục vụ lễ tang của cán bộ Quân đội đã thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
- Chiến sĩ tiêu binh túc trực bên linh cữu Lễ tang của cán bộ Quân đội đã thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng do ai thực hiện?
- Phương tiện phục vụ Lễ tang của cán bộ Quân đội đã thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ gồm những xe nào?
Lực lượng phục vụ lễ tang của cán bộ Quân đội đã thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Chức danh, cấp bậc quân hàm được tổ chức Lễ tang Cấp cao
Cán bộ Quân đội đương chức, thôi giữ chức hoặc nghỉ hưu thuộc một trong các chức vụ, cấp bậc quân hàm sau đây hy sinh, từ trần được tổ chức Lễ tang Cấp cao (nếu không thuộc diện Lễ tang cấp Nhà nước), gồm:
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Tổng Tham mưu trưởng; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
...
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Phân cấp chủ trì tổ chức Lễ tang
1. Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức Lễ tang đối với các chức danh quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này; Tổng cục Chính trị chủ trì xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức Lễ tang.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Lực lượng phục vụ Lễ tang
1. Lễ tang do Bộ Quốc phòng chủ trì
a) Sĩ quan đứng túc trực bên linh cữu trong thời gian có các đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng đến viếng và trong thời gian Lễ truy điệu là 02 (hai) sĩ quan cấp Tướng, 02 (hai) sĩ quan cấp Đại tá và 04 (bốn) chiến sĩ tiêu binh. Thời gian còn lại của Lễ viếng là 04 (bốn) sĩ quan cấp Đại tá, Thượng tá và 04 (bốn) chiến sĩ tiêu binh;
Sĩ quan cấp Tướng túc trực bên linh cữu do Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang phân công cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện;
b) Đơn vị danh dự gồm: 01 (một) chỉ huy, 01 (một) tổ Quân kỳ, đại diện 3 (ba) lực lượng Lục quân, Hải quân và Không quân. Mỗi khối 20 (hai mươi) chiến sĩ, 01 (một) đồng chí khối trưởng.
...
Như vậy, lực lượng phục vụ lễ tang của cán bộ Quân đội đã thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (nếu không thuộc diện Lễ tang cấp Nhà nước được quy định tại Điều 7 Thông tư này) được quy định như trên.
Lễ tang trong Quân đội (Hình từ Internet)
Chiến sĩ tiêu binh túc trực bên linh cữu Lễ tang của cán bộ Quân đội đã thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng do ai thực hiện?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Lực lượng phục vụ Lễ tang
...
3. Đơn vị danh dự, sĩ quan, chiến sĩ tiêu binh túc trực bên linh cữu
a) Lễ tang tổ chức tại Nhà tang lễ bệnh viện Quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội, do Đoàn Nghi lễ Quân đội thực hiện; tổ chức tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội, do đơn vị chủ trì thống nhất với Đoàn Nghi lễ Quân đội thực hiện.
b) Lễ tang tổ chức tại Nhà tang lễ các bệnh viện Quân đội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, do Quân khu 7 thực hiện; tổ chức tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, do đơn vị chủ trì thống nhất với Quân khu 7 thực hiện.
Như vậy, chiến sĩ tiêu binh túc trực bên linh cữu Lễ tang của cán bộ Quân đội đã thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:
Nếu được chức tại Nhà tang lễ bệnh viện Quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội, do Đoàn Nghi lễ Quân đội thực hiện; tổ chức tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội, do đơn vị chủ trì thống nhất với Đoàn Nghi lễ Quân đội thực hiện.
Nếu tổ chức tại Nhà tang lễ các bệnh viện Quân đội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, do Quân khu 7 thực hiện; tổ chức tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, do đơn vị chủ trì thống nhất với Quân khu 7 thực hiện.
Phương tiện phục vụ Lễ tang của cán bộ Quân đội đã thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ gồm những xe nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Phương tiện phục vụ Lễ tang
1. Phương tiện phục vụ Lễ tang, gồm: 01 (một) xe chỉ huy; 01 (một) xe Quân kỳ, ảnh, giá Huân chương; 01 (một) xe đơn vị danh dự (nếu đơn vị danh dự 03 lực lượng thì sử dụng 03 xe); 01 (một) xe chở hoa; 01 (một) xe kéo linh cữu (xe linh xa) hoặc xe chở linh cữu; từ 03 (ba) đến 04 (bốn) xe chở người đi đưa tang; 02 (hai) xe Ban Tổ chức Lễ tang.
Sử dụng xe kéo linh cữu đối với các chức danh, cấp bậc quân hàm quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 9 Thông tư này hy sinh, từ trần tổ chức an táng, hỏa táng, điện táng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; sử dụng xe chở linh cữu đối với các chức danh, cấp bậc quân hàm còn lại quy định tại Điều 9 Thông tư này hy sinh, từ trần. Trường hợp đặc biệt, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Trường hợp Lễ tang do Bộ Quốc phòng chủ trì có 02 (hai) xe thông tin, 01 (một) xe cứu thương, 01 (một) xe dự phòng; đồng thời, bố trí xe dẫn đường hoặc phối hợp với Công an địa phương bố trí xe cảnh sát dẫn đường.
...
Theo đó, phương tiện phục vụ Lễ tang của cán bộ Quân đội đã thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ gồm:
- 01 (một) xe chỉ huy;
- 01 (một) xe Quân kỳ, ảnh, giá Huân chương;
- 01 (một) xe đơn vị danh dự (nếu đơn vị danh dự 03 lực lượng thì sử dụng 03 xe);
- 01 (một) xe chở hoa;
- 01 (một) xe kéo linh cữu (xe linh xa) hoặc xe chở linh cữu; từ 03 (ba) đến 04 (bốn) xe chở người đi đưa tang;
- 02 (hai) xe Ban Tổ chức Lễ tang.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.