Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có được trang bị công cụ hỗ trợ không? Cụ thể là những công cụ nào?

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có được trang bị công cụ hỗ trợ không? Cụ thể là những công cụ nào? Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được giao sử dụng công cụ hỗ trợ có trách nhiệm ra sao? - câu hỏi của anh Q, (Đà Lạt)

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có được trang bị công cụ hỗ trợ không?

Bảo đảm hoạt động của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được căn cứ theo Điều 16 Nghị định 01/2019/NĐ-CP như sau:

Bảo đảm hoạt động của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
1. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được trang bị công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng, bảo hộ lao động và các loại thiết bị nghiệp vụ cần thiết khác để bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng; được trang bị đồng phục theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
2. Chế độ, chính sách đối với Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng:
a) Viên chức thuộc Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng được hưởng chế độ lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
b) Người lao động hợp đồng được chủ rừng bảo đảm chế độ lương và các chế độ khác theo hợp đồng lao động và theo quy định của pháp luật.
3. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng; ưu tiên về nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng, phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng; quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
4. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng:
a) Đối với chủ rừng là đơn vị sự nghiệp công lập, kinh phí hoạt động thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Đối với chủ rừng khác tự bảo đảm kinh phí hoạt động của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo điểm h khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017 quy định các đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:

Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ
1. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:
...
h) Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;
...

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được trang bị công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có được trang bị công cụ hỗ trợ không? Cụ thể là những công cụ nào? (Hình từ Internet)

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được phép sử dụng các công cụ hỗ trợ nào?

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được phép sử dụng các công cụ hỗ trợ được căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017 sau đây:

- Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

- Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

- Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

- Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

- Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

- Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017.

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được giao sử dụng công cụ hỗ trợ có trách nhiệm ra sao?

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được giao sử dụng công cụ hỗ trợ có trách nhiệm được căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017 như sau:

- Sử dụng công cụ hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định;

- Khi mang công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng;

- Bảo quản công cụ hỗ trợ đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng;

- Bàn giao công cụ hỗ trợ và giấy phép cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản theo đúng quy định sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao.

Lưu ý: Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017, Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được giao sử dụng công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;

- Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;

- Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng công cụ hỗ trợ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,719 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào