Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng quyết định trực tiếp điều phối, ứng phó khắc phục sự cố ANM trong trường hợp nào?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau: Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng quyết định trực tiếp điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng đối với quan trọng về an ninh quốc gia trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh G.D.A đến từ Hải Phòng.

Hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia gồm những hoạt động nào?

Hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật An ninh mạng 2018 bao gồm:

- Phát hiện, xác định sự cố an ninh mạng;

- Bảo vệ hiện trường, thu thập chứng cứ;

- Phong tỏa, giới hạn phạm vi xảy ra sự cố an ninh mạng, hạn chế thiệt hại do sự cố an ninh mạng gây ra;

- Xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi cần ứng cứu;

- Xác minh, phân tích, đánh giá, phân loại sự cố an ninh mạng;

- Triển khai phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;

- Xác minh nguyên nhân và truy tìm nguồn gốc;

- Điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng quyết định trực tiếp điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng trong trường hợp nào?

Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng quyết định trực tiếp điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng trong trường hợp nào?

Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng quyết định trực tiếp điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng trong trường hợp nào?

(Hình từ Internet)

Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 53/2022/NĐ-CP về trình tự, thủ tục ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia như sau:

Trình tự, thủ tục ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
1. Đối với các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia khi gặp sự cố an ninh mạng thì thực hiện trình tự, thủ tục ứng phó, khắc phục sự cố như sau:
a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thông báo bằng văn bản và hướng dẫn biện pháp tạm thời để ngăn chặn, xử lý hoạt động tấn công mạng, khắc phục hậu quả do tấn công mạng, sự cố an ninh mạng cho chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Trường hợp khẩn cấp, thông báo bằng điện thoại hoặc các hình thức khác trước khi thông báo bằng văn bản;
b) Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có trách nhiệm thực hiện các biện pháp theo hướng dẫn và các biện pháp phù hợp khác để ngăn chặn, xử lý, khắc phục hậu quả ngay sau khi nhận được thông báo, trừ quy định tại điểm c khoản này.
Trường hợp vượt quá khả năng xử lý, kịp thời thông báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng để điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng;
c) Trường hợp cần ứng phó ngay để ngăn chặn hậu quả xảy ra có khả năng gây nguy hại cho an ninh quốc gia, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng quyết định trực tiếp điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng.
2. Điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng:
a) Đánh giá, quyết định phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
b) Điều hành công tác ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;

Như vậy, trong trường hợp cần ứng phó ngay để ngăn chặn hậu quả xảy ra có khả năng gây nguy hại cho an ninh quốc gia, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng quyết định trực tiếp điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng.

Nhà nước có những chính sách như thế nào về an ninh mạng?

Theo quy định tại Điều 3 Luật An ninh mạng 2018 thì Chính sách của Nhà nước về an ninh mạng được quy định cụ thể như sau:

- Ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và đối ngoại.

- Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Ưu tiên nguồn lực xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng và tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng; ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ để bảo vệ an ninh mạng.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng; phối hợp với cơ quan chức năng trong bảo vệ an ninh mạng.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng.

Tóm lại, từ những phân tích ở trên, trong trường hợp cần ứng phó ngay để ngăn chặn hậu quả xảy ra có khả năng gây nguy hại cho an ninh quốc gia, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng quyết định trực tiếp điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

505 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào