Lực lượng cảnh sát môi trường được phép kiểm tra hành chính cơ sở kinh doanh khi nào? Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của lực lượng cảnh sát môi trường quy định như thế nào?
Lực lượng cảnh sát môi trường được phép kiểm tra hành chính cơ sở kinh doanh khi nào?
Về vấn đề của anh, tại Điều 7 Nghị định 105/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường có nêu:
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm
1. Căn cứ vào Khoản 5 Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường, Cảnh sát môi trường được tiến hành các hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi có một trong các căn cứ sau:
a) Khi trực tiếp phát hiện có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm;
b) Khi có tố giác, tin báo về tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm;
c) Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
2. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;
c) Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh;
d) Trưởng Công an cấp huyện.
Theo đó, khi có các căn cứ tại khoản 1 Điều 7 nêu trên thì cảnh sát môi trường có quyền kiểm tra doanh nghiệp. Việc kiểm tra phải có quyết định do chủ thể tại khoản 2 trên ban hành. Điều này được hướng dẫn bởi Thông tư 80/2019/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2020.
Hiện chỉ có việc thanh tra hành chính theo Luật Thanh tra 2010 thì sẽ có gửi trước quyết định thanh tra. Còn đối với các trường hợp khác thì không có quy định thông báo trước.
Như nội dung tại Điều 7 Nghị định 105/2015/NĐ-CP đã gửi đến anh thì Cảnh sát môi trường sẽ dựa vào các văn cứ tại khoản 1 Điều 7 và người có thẩm quyền theo khoản 2 sẽ ban hành quyết định kiểm tra.
Khi kiểm tra đơn vị thì đoàn kiểm tra sẽ đọc quyết định kiểm tra với đơn vị thưa anh.
Lực lượng cảnh sát môi trường được phép kiểm tra hành chính cơ sở kinh doanh khi nào? (Hình từ Internet)
Lực lượng cảnh sát môi trường được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật không?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 105/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm
1. Cảnh sát môi trường được yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để phục vụ xác minh, làm rõ tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm khi có tố giác, tin báo tội phạm, vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực trên liên quan đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoặc có vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó;
b) Giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
2. Thông tin, tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp phải được quản lý, sử dụng, xử lý theo đúng mục đích, yêu cầu kiểm tra; trường hợp để mất, hư hỏng, thất thoát hoặc gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thì phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật; yêu cầu giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính:
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;
c) Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh;
d) Trưởng Công an cấp huyện.
Như vậy, lực lượng Cảnh sát môi trường được yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để phục vụ xác minh, làm rõ tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường và các hoạt động khác tại khoản 1 Điều 6 nêu trên.
Thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật; yêu cầu giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính thuộc về các cá nhân, cơ quan tổ chức tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 105/2015/NĐ-CP.
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của lực lượng cảnh sát môi trường quy định như thế nào?
Nếu như trong quá trình kiểm tra theo các quy định đã nêu mà phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính về môi trường thì lực lượng cảnh sát môi trường có thể xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 9 Nghị định 105/2015/NĐ-CP như sau:
Xử lý các hành vi vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm
1. Cảnh sát môi trường trong khi thực hiện nhiệm vụ trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm hoặc tiếp nhận các vụ vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm do lực lượng khác chuyển giao thì tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính:
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;
c) Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh;
d) Trưởng Công an cấp huyện;
đ) Đội trưởng Cảnh sát môi trường;
e) Chiến sĩ Cảnh sát môi trường.
Những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về môi trường bao gồm:
- Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;
- Giám đốc Công an cấp tỉnh;
- Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh;
- Trưởng Công an cấp huyện;
- Đội trưởng Cảnh sát môi trường;
- Chiến sĩ Cảnh sát môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.