Lực lượng cảnh sát đường thủy thực hiện tuần tra, kiểm soát như thế nào? Nội dung kiểm soát phương tiện giao thông của lực lượng cảnh sát đường thủy là gì?
Lực lượng cảnh sát đường thủy thực hiện tuần tra, kiểm soát như thế nào?
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 68/2020/TT-BCA quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
Tuần tra, kiểm soát
1. Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát đường thủy, tại một điểm trên tuyến:
a) Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát đường thủy
Trạm Cảnh sát đường thủy được thành lập theo quyết định của Bộ Công an phải tổ chức kiểm soát tại Trạm. Khi kiểm soát tại Trạm được sử dụng phương tiện để kiểm soát trong trường hợp cần thiết;
b) Kiểm soát tại một điểm trên tuyến:
Tổ chức kiểm soát tại một điểm trên tuyến chỉ được thực hiện tại những vị trí phức tạp về trật tự, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội; phạm vi luồng rộng, thoáng, không bị che khuất tầm nhìn; bảo đảm việc dừng phương tiện, kiểm soát công khai, minh bạch, an toàn;
Thời gian tổ chức kiểm soát tại một điểm trên tuyến giao thông đường thủy nội địa tối đa 120 phút (trừ trường hợp thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên hoặc đang xử lý vụ, việc phức tạp cần kéo dài thêm thời gian).
2. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hoá trang:
a) Trường hợp cán bộ hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, thực hiện như sau:
Thông báo ngay cho bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai trong Tổ tuần tra, kiểm soát thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
Trường hợp bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai không dừng ngay được phương tiện vi phạm để kiểm soát, xử lý vi phạm thì Tổ trưởng có trách nhiệm thống kê từng trường hợp, tập hợp đầy đủ các tài liệu chứng minh hành vi vi phạm để báo cáo, đề xuất bằng văn bản với người có thẩm quyền thực hiện việc thông báo và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp bộ phận cán bộ hóa trang phát hiện vi phạm hành chính hoặc tình hình phức tạp về an ninh, trật tự thì thực hiện như sau:
Thông báo ngay cho bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện, kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định;
Đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng về trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người, thì sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát đường thủy để thông báo, vận động Nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm; thông báo và phối hợp với cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đối tượng không chấp hành hiệu lệnh, dùng vũ lực, hung khí, vũ khí để chống đối, thì được sử dụng vũ lực hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để khống chế đối tượng.
3. Tuần tra, kiểm soát lưu động:
Khi kiểm soát toàn bộ tình hình trật tự, an toàn giao thông và trật tự xã hội trên tuyến được phân công, Tổ tuần tra, kiểm soát được sử dụng phương tiện tàu, xuồng và các phương tiện thủy khác tuần tra, kiểm soát lưu động;
Khi tuần tra, kiểm soát tại các cảng, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, các bến, bãi tập kết, bốc xếp hàng hóa và các kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa khác dọc các tuyến đường thủy nội địa, Tổ tuần tra, kiểm soát được sử dụng tàu, xuồng và các phương tiện thủy khác, các phương tiện cơ giới đường bộ hoặc đi bộ.
Như vậy, lực lượng cảnh sát đường thủy thực hiện tuần tra, kiểm soát theo các hình thức sau:
- Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát đường thủy, tại một điểm trên tuyến;
- Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hoá trang;
- Tuần tra, kiểm soát lưu động.
Lực lượng cảnh sát đường thủy thực hiện tuần tra, kiểm soát (Hình từ Internet)
Hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát của lực lượng cảnh sát đường thủy như thế nào?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 68/2020/TT-BCA quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
Hiệu lệnh dừng phương tiện
1. Khi dừng phương tiện để kiểm soát phải căn cứ vào mật độ phương tiện tham gia giao thông, tình hình, đặc điểm luồng, tuyến giao thông để bảo đảm an toàn và lưu thông bình thường của các phương tiện khác.
2. Hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát được thực hiện như sau:
a) Ban ngày, hướng cờ hiệu "Cờ chữ K" về phía phương tiện cần kiểm soát, phất ba lần theo chiều thẳng đứng từ trên xuống, đồng thời phát âm hiệu một tiếng dài, một tiếng ngắn, một tiếng dài;
b) Ban đêm, hướng đèn hiệu về phía phương tiện cần kiểm soát, phát một chớp sáng dài, một chớp sáng ngắn, một chớp sáng dài, đồng thời phát âm hiệu một tiếng dài, một tiếng ngắn, một tiếng dài;
c) Ngoài hiệu lệnh nêu trên, có thể kết hợp dùng loa hướng dẫn cho phương tiện dừng hoặc giảm tốc độ để kiểm soát.
Hiệu lệnh dừng phương tiện của lực lượng cảnh sát đường thủy như sau:
- Ban ngày, hướng cờ hiệu "Cờ chữ K" về phía phương tiện cần kiểm soát, phất ba lần theo chiều thẳng đứng từ trên xuống, đồng thời phát âm hiệu một tiếng dài, một tiếng ngắn, một tiếng dài;
- Ban đêm, hướng đèn hiệu về phía phương tiện cần kiểm soát, phát một chớp sáng dài, một chớp sáng ngắn, một chớp sáng dài, đồng thời phát âm hiệu một tiếng dài, một tiếng ngắn, một tiếng dài;
- Ngoài hiệu lệnh nêu trên, có thể kết hợp dùng loa hướng dẫn cho phương tiện dừng hoặc giảm tốc độ để kiểm soát.
Nội dung kiểm soát phương tiện giao thông của lực lượng cảnh sát đường thủy là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Thông tư 68/2020/TT-BCA quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
Tiến hành kiểm soát
1. Kiểm soát phương tiện giao thông:
a) Sau khi phát hiệu lệnh dừng phương tiện, cán bộ thuộc Tổ tuần tra, kiểm soát hướng dẫn cho phương tiện tiếp bờ, cập cầu tàu (nếu kiểm tra tại Trạm) hoặc cập mạn vào phương tiện tuần tra, kiểm soát. Trường hợp phương tiện bị kiểm tra có mớn nước sâu, địa hình phức tạp, luồng hẹp, khan cạn hoặc việc dừng lại của phương tiện gặp khó khăn thì thông báo cho người điều khiển phương tiện giảm tốc độ và điều khiển phương tiện tuần tra, kiểm soát áp mạn của phương tiện cần kiểm soát;
b) Tổ trưởng hoặc tổ viên được phân công lên phương tiện, gặp chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện, tùy từng trường hợp cụ thể có thể thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân, giới thiệu họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác; thông báo lý do, nội dung kiểm soát và yêu cầu chấp hành việc kiểm soát; tiến hành kiểm soát theo quy định;
c) Nội dung và phương pháp kiểm soát trên phương tiện:
Kiểm soát giấy tờ của phương tiện, thuyền viên, người đi trên phương tiện, hàng hóa chở trên phương tiện và các loại giấy tờ khác có liên quan theo quy định. Khi kiểm soát giấy tờ phải đối chiếu với thực tế và xác định tính hợp pháp của giấy tờ;
Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện: Kiểm soát bằng quan sát, đối chiếu thực tế với giấy tờ của phương tiện hoặc bằng thiết bị kỹ thuật, khi cần thiết phải kiểm tra trên cơ sở dữ liệu hoặc đề nghị cơ quan chuyên môn giám định;
Kiểm soát an toàn vận tải: Độ chìm của phương tiện so với vạch dấu mớn nước an toàn; chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước hàng hóa, đồ vật, số người thực tế so với sức chở của phương tiện và các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động vận tải;
Kiểm soát những nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
Khi kiểm soát phải có mặt đại diện chủ phương tiện, thuyền trưởng hoặc người điều khiển phương tiện. Trường hợp không có mặt của những người trên, việc kiểm soát phải có đại diện chính quyền cơ sở nơi kiểm soát hoặc ít nhất một người chứng kiến;
d) Trường hợp kiểm soát phương tiện vận chuyển chất cháy, chất nổ, chất độc hại hoặc hàng hóa nguy hiểm khác thì phải có biện pháp an toàn đưa phương tiện ra xa khu dân cư hoặc nơi vắng người để tiến hành kiểm soát; trường hợp cần thiết phải đề nghị cơ quan chuyên môn tham gia vào hoạt động kiểm tra.
...
Nội dung và phương pháp kiểm soát trên phương tiện của lực lượng cảnh sát đường thủy bao gồm:
- Kiểm soát giấy tờ của phương tiện, thuyền viên, người đi trên phương tiện, hàng hóa chở trên phương tiện và các loại giấy tờ khác có liên quan theo quy định. Khi kiểm soát giấy tờ phải đối chiếu với thực tế và xác định tính hợp pháp của giấy tờ;
- Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện: Kiểm soát bằng quan sát, đối chiếu thực tế với giấy tờ của phương tiện hoặc bằng thiết bị kỹ thuật, khi cần thiết phải kiểm tra trên cơ sở dữ liệu hoặc đề nghị cơ quan chuyên môn giám định;
- Kiểm soát an toàn vận tải: Độ chìm của phương tiện so với vạch dấu mớn nước an toàn; chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước hàng hóa, đồ vật, số người thực tế so với sức chở của phương tiện và các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động vận tải;
- Kiểm soát những nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Khi kiểm soát phải có mặt đại diện chủ phương tiện, thuyền trưởng hoặc người điều khiển phương tiện. Trường hợp không có mặt của những người trên, việc kiểm soát phải có đại diện chính quyền cơ sở nơi kiểm soát hoặc ít nhất một người chứng kiến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.