Lực lượng cảnh sát đường thủy sẽ làm gì nếu người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện?
- Lực lượng cảnh sát đường thủy sẽ làm gì nếu người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện?
- Lực lượng cảnh sát đường thủy có được dùng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong lúc thi hành nhiệm vụ không?
- Lực lượng cảnh sát đường thủy có quyền khống chế đối tượng vi phạm và đưa về trụ sở công an trong trường hợp nào?
Lực lượng cảnh sát đường thủy sẽ làm gì nếu người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện?
Căn cứ vào Điều 18 Thông tư 68/2020/TT-BCA quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện
1. Nhanh chóng ghi nhận các đặc điểm của phương tiện (loại phương tiện, số đăng ký, tên phương tiện, màu sơn và các đặc điểm khác); đặc điểm hàng hóa chuyên chở trên phương tiện; đặc điểm của người điều khiển phương tiện, người đi trên phương tiện và hướng bỏ chạy.
2. Báo cáo lãnh đạo đơn vị để chỉ đạo và thông báo cho các Tổ tuần tra, kiểm soát trên tuyến, các lực lượng khác để hỗ trợ và phối hợp ngăn chặn.
3. Tùy theo loại phương tiện và tính chất, mức độ vi phạm của người điều khiển phương tiện, Tổ trưởng tổ tuần tra, kiểm soát quyết định tổ chức lực lượng, phương tiện, biện pháp thực hiện việc ngăn chặn cho phù hợp, bảo đảm an toàn cho cán bộ và người tham gia giao thông:
a) Khi sử dụng phương tiện tuần tra truy bắt phải đảm bảo an toàn giữa phương tiện tuần tra với phương tiện vi phạm;
b) Ban ngày sử dụng cờ chữ K, ban đêm sử dụng đèn tín hiệu, kết hợp với loa yêu cầu người điều khiển phương tiện không chấp hành dừng ngay phương tiện;
c) Trường hợp đối tượng không chấp hành dùng phương tiện để chèn, ép phương tiện tuần tra hoặc sử dụng các phương tiện, công cụ gây nguy hiểm đến tính mạng của cán bộ hoặc có dấu hiệu của tội phạm thì được sử dụng vũ lực, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, bắt giữ đối tượng hoặc thông báo cho Tổ tuần tra, kiểm soát gần nhất, các lực lượng khác để hỗ trợ ngăn chặn.
4. Xử lý đối tượng không chấp hành sau khi bắt giữ:
a) Đối với vụ việc vi phạm hành chính: Đưa đối tượng, tang vật, phương tiện vi phạm về trụ sở Công an nơi gần nhất; lập biên bản và giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm: Tước ngay vũ khí (nếu có); đưa đối tượng, tang vật, phương tiện vi phạm về trụ sở Công an nơi gần nhất; lập hồ sơ ban đầu, củng cố tài liệu, chứng cứ và chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
5. Khi thực hiện việc ngăn chặn hành vi của người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện, nếu xảy ra các vụ, việc gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người thi hành công vụ hoặc tổ chức, cá nhân hoặc gây cản trở giao thông thì Tổ tuần tra, kiểm soát tổ chức cấp cứu người bị nạn (nếu có), ngăn chặn thiệt hại, bảo vệ hiện trường, điều tiết giao thông, báo cáo lãnh đạo đơn vị để chỉ đạo và thông báo cho các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện thì lực lượng cảnh sát đường thủy:
- Nhanh chóng ghi nhận các đặc điểm của phương tiện (loại phương tiện, số đăng ký, tên phương tiện, màu sơn và các đặc điểm khác); đặc điểm hàng hóa chuyên chở trên phương tiện; đặc điểm của người điều khiển phương tiện, người đi trên phương tiện và hướng bỏ chạy.
- Báo cáo lãnh đạo đơn vị để chỉ đạo và thông báo cho các Tổ tuần tra, kiểm soát trên tuyến, các lực lượng khác để hỗ trợ và phối hợp ngăn chặn.
- Tùy theo loại phương tiện và tính chất, mức độ vi phạm của người điều khiển phương tiện, Tổ trưởng tổ tuần tra, kiểm soát quyết định tổ chức lực lượng, phương tiện, biện pháp thực hiện việc ngăn chặn cho phù hợp, bảo đảm an toàn cho cán bộ và người tham gia giao thông:
+ Khi sử dụng phương tiện tuần tra truy bắt phải đảm bảo an toàn giữa phương tiện tuần tra với phương tiện vi phạm;
+ Ban ngày sử dụng cờ chữ K, ban đêm sử dụng đèn tín hiệu, kết hợp với loa yêu cầu người điều khiển phương tiện không chấp hành dừng ngay phương tiện;
+ Trường hợp đối tượng không chấp hành dùng phương tiện để chèn, ép phương tiện tuần tra hoặc sử dụng các phương tiện, công cụ gây nguy hiểm đến tính mạng của cán bộ hoặc có dấu hiệu của tội phạm thì được sử dụng vũ lực, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, bắt giữ đối tượng hoặc thông báo cho Tổ tuần tra, kiểm soát gần nhất, các lực lượng khác để hỗ trợ ngăn chặn.
Lực lượng cảnh sát đường thủy (Hình từ Internet)
Lực lượng cảnh sát đường thủy có được dùng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong lúc thi hành nhiệm vụ không?
Căn cứ vào Điều 19 Thông tư 68/2020/TT-BCA quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
Trường hợp người vi phạm không chấp hành các yêu cầu kiểm soát; xúi giục, lôi kéo người khác cản trở người thi hành công vụ
1. Thông báo, giải thích cho người vi phạm và những người cản trở thấy rõ hành vi vi phạm pháp luật và chấp hành yêu cầu kiểm tra.
2. Trường hợp vụ, việc diễn biến phức tạp vượt quá khả năng, thẩm quyền giải quyết, Tổ tuần tra, kiểm soát báo cáo ngay lãnh đạo đơn vị, đồng thời liên hệ với chính quyền, các cơ quan có liên quan đề nghị phối hợp giải quyết.
3. Trường hợp đối tượng đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, vũ khí chống lại thì cán bộ tuần tra, kiểm soát phải cảnh giác, kiên quyết khống chế, khám và tước vũ khí. Nếu đối tượng vẫn ngoan cố chống lại hoặc gây mất an toàn cho người xung quanh, cán bộ được quyền sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để vô hiệu hoá hành động của đối tượng theo quy định của pháp luật; đồng thời lập hồ sơ ban đầu, củng cố tài liệu, chứng cứ chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền.
4. Sử dụng các thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ để ghi nhận tình hình.
Trường hợp đối tượng đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, vũ khí chống lại thì cán bộ tuần tra, kiểm soát phải cảnh giác, kiên quyết khống chế, khám và tước vũ khí.
- Nếu đối tượng vẫn ngoan cố chống lại hoặc gây mất an toàn cho người xung quanh, cán bộ được quyền sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để vô hiệu hoá hành động của đối tượng theo quy định của pháp luật.
- Đồng thời lập hồ sơ ban đầu, củng cố tài liệu, chứng cứ chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền.
Lực lượng cảnh sát đường thủy có quyền khống chế đối tượng vi phạm và đưa về trụ sở công an trong trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 20 Thông tư 68/2020/TT-BCA quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
Trường hợp người vi phạm có hành vi lăng mạ, đe dọa hoặc xô đẩy người thi hành công vụ
1. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để ghi nhận tình hình.
2. Vận động, thuyết phục, yêu cầu người vi phạm và những người liên quan chấm dứt hành vi vi phạm, giải tán đám đông (nếu có).
3. Kiểm soát người, phương tiện có liên quan.
4. Trường hợp cố tình không chấp hành, tiếp tục vi phạm, Tổ tuần tra, kiểm soát khống chế đưa về trụ sở Ủy ban nhân dân, trụ sở Công an nơi gần nhất để giải quyết. Trường hợp phức tạp ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thì thông báo cho lực lượng Công an gần nhất hỗ trợ giải quyết.
5. Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân và những giấy tờ, tang vật, phương tiện, hàng hoá khác có liên quan.
6. Căn cứ tính chất, mức độ của vụ việc để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Điều 19 Thông tư 68/2020/TT-BCA quy định như sau:
Trường hợp người vi phạm không chấp hành các yêu cầu kiểm soát; xúi giục, lôi kéo người khác cản trở người thi hành công vụ
1. Thông báo, giải thích cho người vi phạm và những người cản trở thấy rõ hành vi vi phạm pháp luật và chấp hành yêu cầu kiểm tra.
2. Trường hợp vụ, việc diễn biến phức tạp vượt quá khả năng, thẩm quyền giải quyết, Tổ tuần tra, kiểm soát báo cáo ngay lãnh đạo đơn vị, đồng thời liên hệ với chính quyền, các cơ quan có liên quan đề nghị phối hợp giải quyết.
3. Trường hợp đối tượng đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, vũ khí chống lại thì cán bộ tuần tra, kiểm soát phải cảnh giác, kiên quyết khống chế, khám và tước vũ khí. Nếu đối tượng vẫn ngoan cố chống lại hoặc gây mất an toàn cho người xung quanh, cán bộ được quyền sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để vô hiệu hoá hành động của đối tượng theo quy định của pháp luật; đồng thời lập hồ sơ ban đầu, củng cố tài liệu, chứng cứ chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền.
4. Sử dụng các thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ để ghi nhận tình hình.
Trường hợp người vi phạm có hành vi lăng mạ, đe dọa hoặc xô đẩy người thi hành công vụ thì lực lượng sẽ xử lý theo quy định nêu trên.
- Trường hợp cố tình không chấp hành, tiếp tục vi phạm, Tổ tuần tra, kiểm soát khống chế đưa về trụ sở Ủy ban nhân dân, trụ sở Công an nơi gần nhất để giải quyết. Trường hợp phức tạp ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thì thông báo cho lực lượng Công an gần nhất hỗ trợ giải quyết.
- Trường hợp đối tượng đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, vũ khí chống lại thì cán bộ tuần tra, kiểm soát phải cảnh giác, kiên quyết khống chế, khám và tước vũ khí. Nếu đối tượng vẫn ngoan cố chống lại hoặc gây mất an toàn cho người xung quanh, cán bộ được quyền sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để vô hiệu hoá hành động của đối tượng theo quy định của pháp luật; đồng thời lập hồ sơ ban đầu, củng cố tài liệu, chứng cứ chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.