Lực lượng cảnh sát đường thủy giải quyết, xử lý tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác trên đường thủy như thế nào?
Lực lượng cảnh sát đường thủy giải quyết, xử lý tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác trên đường thủy như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 22 Thông tư 68/2020/TT-BCA quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
Giải quyết, xử lý tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác trên đường thủy:
- Đối với tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác xảy ra trên đường thủy nội địa hoặc tai nạn liên quan đến phương tiện thủy nội địa hoạt động ở vùng nước cảng biển, luồng hàng hải ngoài vùng nước cảng biển thì thực hiện:
+ Tổ chức vớt và cấp cứu người bị nạn, đồng thời huy động lực lượng, phương tiện cứu vớt hàng hóa, phương tiện bị nạn;
+ Tổ chức điều tiết giao thông. Trường hợp tai nạn làm cản trở nghiêm trọng đến các hoạt động giao thông hoặc gây sự cố, tác hại đến môi trường thì phải thông báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực đó biết để kịp thời xử lý;
+ Tổ chức bảo vệ hiện trường vụ tai nạn: khoanh vùng hiện trường, bảo vệ người, tài sản, hàng hóa liên quan;
+ Phát hiện và ghi nhận các dấu vết, tang vật tại hiện trường và trên các phương tiện liên quan đến tai nạn;
+ Giữ nguyên vị trí, trạng thái phương tiện, dấu vết tang vật ở điều kiện cho phép, chú ý phát hiện và ghi nhận những thay đổi xảy ra;
+ Tạm giữ phương tiện, giấy tờ của phương tiện, người điều khiển phương tiện, tài liệu, vật chứng có liên quan đến tai nạn;
+ Nắm tình hình sự việc, người biết sự việc, người liên quan đến tai nạn; truy tìm người gây tai nạn bỏ trốn;
+ Nắm thông tin khác có liên quan đến vụ tai nạn;
+ Báo cáo tình hình với cấp trên; trao đổi nội dung vụ, việc;
+ Bàn giao hồ sơ cho đơn vị chức năng giải quyết vụ tai nạn, đồng thời tiếp tục bảo vệ hiện trường cho đến khi kết thúc khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn.
Lực lượng cảnh sát đường thủy (Hình từ Internet)
Nếu người gây tai nạn giao thông đường thủy bỏ chạy thì lực lượng cảnh sát đường thủy xử lý ra sao?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 22 Thông tư 68/2020/TT-BCA quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
- Trường hợp người gây tai nạn hoặc người điều khiển phương tiện bỏ chạy thì ngoài việc thực hiện theo quy định đã nêu trên, lực lượng cảnh sát đường thủy phải tiến hành:
+ Thu thập thông tin về phương tiện, hàng hóa, người điều khiển phương tiện, người đi trên phương tiện và hướng bỏ chạy;
+ Báo cáo kịp thời với chỉ huy đơn vị và tổ chức lực lượng, phương tiện truy đuổi phương tiện bỏ chạy;
+ Khi truy tìm được phương tiện gây tai nạn thì tiến hành tạm giữ phương tiện, người điều khiển phương tiện, giấy tờ của phương tiện; thu thập các tài liệu, dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn; nếu họ chống đối thì thực hiện việc áp giải theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, sau khi bắt giữ được phương tiện gây tai nạn thì căn cứ vào khoản 4 Điều 18 Thông tư 68/2020/TT-BCA để xử lý như sau:
Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện
...
4. Xử lý đối tượng không chấp hành sau khi bắt giữ:
a) Đối với vụ việc vi phạm hành chính: Đưa đối tượng, tang vật, phương tiện vi phạm về trụ sở Công an nơi gần nhất; lập biên bản và giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm: Tước ngay vũ khí (nếu có); đưa đối tượng, tang vật, phương tiện vi phạm về trụ sở Công an nơi gần nhất; lập hồ sơ ban đầu, củng cố tài liệu, chứng cứ và chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
5. Khi thực hiện việc ngăn chặn hành vi của người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện, nếu xảy ra các vụ, việc gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người thi hành công vụ hoặc tổ chức, cá nhân hoặc gây cản trở giao thông thì Tổ tuần tra, kiểm soát tổ chức cấp cứu người bị nạn (nếu có), ngăn chặn thiệt hại, bảo vệ hiện trường, điều tiết giao thông, báo cáo lãnh đạo đơn vị để chỉ đạo và thông báo cho các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Đối với vụ việc vi phạm hành chính: Đưa đối tượng, tang vật, phương tiện vi phạm về trụ sở Công an nơi gần nhất; lập biên bản và giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm: Tước ngay vũ khí (nếu có); đưa đối tượng, tang vật, phương tiện vi phạm về trụ sở Công an nơi gần nhất; lập hồ sơ ban đầu, củng cố tài liệu, chứng cứ và chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Lực lượng cảnh sát đường thủy giải quyết ùn tắc giao thông đường thủy như thế nào?
Căn cứ vào Điều 21 Thông tư 68/2020/TT-BCA quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát đường thủy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
Giải quyết ùn tắc giao thông:
- Trường hợp ùn tắc giao thông không nghiêm trọng, phạm vi hẹp, Tổ trưởng Tổ tuần tra, kiểm soát phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ viên thực hiện việc hướng dẫn, điều tiết giao thông để giải tỏa ùn tắc. Trường hợp cần thiết thì đề nghị với cơ quan quản lý đường thủy nội địa để giải quyết.
- Trường hợp ùn tắc giao thông nghiêm trọng thì Tổ trưởng Tổ tuần tra, kiểm soát thực hiện như sau:
+ Sơ bộ xác định nguyên nhân ùn tắc, phân công tổ viên thực hiện việc hướng dẫn, điều tiết giao thông để làm giảm mức độ ùn tắc;
+ Thông báo và đề nghị cơ quan quản lý đường thủy nội địa phối hợp để tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông từ xa;
+ Kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị, chính quyền địa phương sở tại để đề nghị huy động, tăng cường lực lượng phối hợp giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.