Lực lượng bảo vệ trên tàu khi bắt người phạm tội quả tang phải thông báo ngay cho ai để lập biên bản?

Cho tôi hỏi lực lượng bảo vệ trên tàu có được bắt người phạm tội quả tang không? Và phải thông báo ngay cho ai để lập biên bản? Lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ trên tàu cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào? Nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ trên tàu được quy định ra sao? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Minh Huệ đến từ Nha Trang.

Lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ trên tàu cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ trên tàu như sau:

Tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ trên tàu
Lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ trên tàu là thành viên các Đội, Tổ bảo vệ phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
1. Là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ bảo vệ trên tàu.
2. Đã được huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ trên tàu và có Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ trên tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ an toàn giao thông đường sắt do doanh nghiệp kinh doanh vận tải tổ chức.

Đối chiếu quy định trên, như vậy, lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ trên tàu là thành viên các Đội, Tổ bảo vệ phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

- Là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ bảo vệ trên tàu.

- Đã được huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ trên tàu và có Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ trên tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ an toàn giao thông đường sắt do doanh nghiệp kinh doanh vận tải tổ chức.

Lực lượng bảo vệ trên tàu

Lực lượng bảo vệ trên tàu (Hình từ Internet)

Lực lượng bảo vệ trên tàu khi bắt người phạm tội quả tang phải thông báo ngay cho ai để lập biên bản?

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định quyền hạn của lực lượng bảo vệ trên tàu như sau:

Quyền hạn của lực lượng bảo vệ trên tàu
1. Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở người thuê vận tải, hành khách đi tàu chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt và nội quy đi tàu của doanh nghiệp.
2. Kiểm soát người lên xuống tàu, kiểm tra hàng hóa, hành lý vận chuyển trên tàu. Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy đi tàu thì thông báo ngay cho Trưởng tàu để xem xét lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Bắt người phạm tội quả tang và thông báo ngay cho Trưởng tàu để lập biên bản vi phạm, bàn giao cho cơ quan Công an, hoặc Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân khi tàu dừng tại ga gần nhất để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp có lực lượng công an đang làm nhiệm vụ trên tàu thì bàn giao cho lực lượng công an xử lý.
4. Tham gia xác minh những vụ việc xảy ra ở trên tàu theo yêu cầu của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Không được lợi dụng danh nghĩa lực lượng bảo vệ trên tàu để thực hiện hành vi trái pháp luật và xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Như vậy, lực lượng bảo vệ trên tàu có quyền bắt người phạm tội quả tang và thông báo ngay cho Trưởng tàu để lập biên bản vi phạm, bàn giao cho cơ quan Công an, hoặc Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân khi tàu dừng tại ga gần nhất để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp có lực lượng công an đang làm nhiệm vụ trên tàu thì bàn giao cho lực lượng công an xử lý.

Nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ trên tàu được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ trên tàu như sau:

Nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ trên tàu
1. Xây dựng kế hoạch, đề xuất, kiến nghị các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trên tàu với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.
2. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi sau đây:
a) Đe dọa an toàn chạy tàu;
b) Ném các vật từ trên tàu xuống;
c) Làm hư hỏng trang thiết bị đoàn tàu, mất vệ sinh trên tàu;
d) Gây rối trật tự công cộng trên tàu;
đ) Đe dọa sức khỏe, tính mạng của hành khách và người đi tàu;
e) Trộm cắp tài sản của hành khách, nhân viên đường sắt, doanh nghiệp, hàng hóa, hành lý vận chuyển trên tàu;
g) Các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ trên tàu;
h) Các hành vi vi phạm pháp luật khác ở trên tàu.
3. Phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng trong việc thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người thuê vận tải và hành khách đi tàu. Hướng dẫn người thuê vận tải, hành khách đi tàu tham gia bảo vệ an ninh, trật tự trên tàu;
...

Theo đó, nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ trên tàu được quy định như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

699 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào