Luật sư không được ứng cử vào Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong các trường hợp nào?
Luật sư thuộc trường hợp nào không được ứng cử vào Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam?
Luật sư không được ứng cử vào Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam thuộc trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 như sau:
Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam
1. Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm vụ điều hành hoạt động của Liên đoàn nhằm thực hiện các nghị quyết của Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc, Hội đồng Luật sư toàn quốc và các nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn.
2. Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
c) Am hiểu pháp luật, hoạt động tư pháp và nghề luật sư;
d) Có năng lực tổ chức, điều hành;
đ) Có uy tín trong giới luật sư;
e) Có điều kiện về thời gian và sức khỏe để tham gia hoạt động của Ban Thường vụ Liên đoàn.
3. Luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 của Điều lệ này thì không được ứng cử, nhận đề cử để bầu vào Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
...
Theo đó, Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm vụ điều hành hoạt động của Liên đoàn nhằm thực hiện các nghị quyết của Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc, Hội đồng Luật sư toàn quốc và các nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn.
Luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 thì không được ứng cử, nhận đề cử để bầu vào Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cụ thể:
- Đã bị Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoặc tổ chức đoàn thể mà luật sư đó tham gia xử lý kỷ luật trong nhiệm kỳ;
- Đang bị Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam xem xét xử lý kỷ luật;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Hình từ Internet)
Thể thức bầu Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam thực hiện như thế nào?
Thể thức bầu Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 như sau:
Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam
...
4. Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn quốc bầu ra trong số Ủy viên Hội đồng. Ban Thường vụ Liên đoàn gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn do Hội đồng Luật sư toàn quốc quyết định và không vượt quá 21 luật sư.
Thể thức bầu Ban Thường vụ Liên đoàn được áp dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Điều lệ này.
Chủ nhiệm Đoàn Luật sư là Ủy viên đương nhiên của Hội đồng Luật sư toàn quốc được bầu vào Ban Thường vụ Liên đoàn nhưng sau đó không làm Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thì vẫn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn cho đến khi Ban Thường vụ nhiệm kỳ mới được bầu.
...
Như vậy, Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn quốc bầu ra trong số Ủy viên Hội đồng.
Ban Thường vụ Liên đoàn gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn do Hội đồng Luật sư toàn quốc quyết định và không vượt quá 21 luật sư.
Thể thức bầu Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam được áp dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022, cụ thể:
- Việc bầu Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.
- Người trúng cử Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc phải đạt được số phiếu trên 1/2 tổng số phiếu bầu hợp lệ. Trong trường hợp số người đạt được số phiếu trên 1/2 tổng số phiếu bầu hợp lệ lớn hơn so với số Ủy viên cần bầu thì người có số phiếu cao hơn là người trúng cử; nếu có số phiếu bằng nhau thì người có thâm niên luật sư lâu hơn sẽ là người trúng cử.
Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 5 Điều 8 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 như sau:
- Quyết định thành lập và quy định về tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan giúp việc của Liên đoàn, các đơn vị trực thuộc Liên đoàn; căn cứ Điều lệ Liên đoàn, nghị quyết của Hội đồng Luật sư toàn quốc để ban hành các quy chế, quy định nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn trong các lĩnh vực công tác;
- Cho ý kiến về Đề án tổ chức Đại hội, Phương án xây dựng nhân sự bầu vào các cơ quan của Đoàn Luật sư; hướng dẫn về thời gian tổ chức, nội dung và thủ tục tổ chức Đại hội nhiệm kỳ của Đoàn Luật sư theo quy định của Điều lệ này;
- Triệu tập cuộc họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc; quyết định những vấn đề về chủ trương trong quá trình điều hành giữa các kỳ họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc; quyết định kế hoạch công tác cụ thể 06 tháng, hằng năm của Liên đoàn theo chương trình hoạt động, nghị quyết, quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc;
- Phê duyệt giáo trình đào tạo nghề luật sư, kế hoạch đào tạo nghề luật sư hằng năm;
- Hướng dẫn Đoàn Luật sư quản lý tập sự hành nghề luật sư; quyết định kế hoạch kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư và giám sát hoạt động của Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; quy định các loại biểu mẫu về tập sự hành nghề luật sư, gia nhập Đoàn Luật sư;
- Tổ chức giám sát việc tuân thủ Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
- Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; giám sát luật sư, Đoàn Luật sư trong việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nghị quyết của Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn;
Đồng thời, đình chỉ thi hành, yêu cầu sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ nghị quyết, quyết định, quy định của Đoàn Luật sư trái với Điều lệ, nghị quyết, quyết định, quy định của Liên đoàn;
Và đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư khi phát hiện luật sư thuộc một trong các trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành, yêu cầu sửa đổi nghị quyết, quyết định, quy định của Đoàn Luật sư trái với quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn nội dung, kế hoạch tổ chức bồi dưỡng bắt buộc và bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề; bồi dưỡng, giáo dục về chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho luật sư;
- Quy định cụ thể nghĩa vụ tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí của các luật sư; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định này;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ này;
- Tổ chức tổng kết, trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư và thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ luật sư trong cả nước; tổ chức bình chọn, vinh danh luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;
- Tập hợp và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp của luật sư với Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Tổ chức để luật sư tham gia xây dựng pháp luật, đề xuất lựa chọn nguồn án lệ, nghiên cứu khoa học pháp lý, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Quyết định kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế của Liên đoàn Luật sư Việt Nam; quy định và hướng dẫn công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các thành viên;
- Báo cáo hằng năm và báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; gửi Bộ Tư pháp nghị quyết, quyết định, quy định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ này hoặc do Hội đồng Luật sư toàn quốc giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.