Lũ bất thường là gì? Trong việc phòng, chống lũ bất thường phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nào?

Lũ bất thường là gì? Trong việc phòng, chống lũ bất thường phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nào? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống lũ bất thường? câu hỏi của anh Q (Hồ Chí Minh).

Lũ bất thường là gì?

Theo Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg giải thích về lũ bất thường như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
25. Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống, trong đó:
a) Lũ lịch sử là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được;
b) Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc;
c) Lũ bất thường là lũ xuất hiện trước hoặc sau mùa lũ quy định tại khoản 27 Điều này hoặc lũ được hình thành do mưa lớn xảy ra trong phạm vi nhỏ, hồ chứa xả nước, do vỡ đập, tràn đập, vỡ đê, tràn đê.
...

Theo đó, lũ bất thường được hiểu là lũ xuất hiện trước hoặc sau mùa lũ hoặc lũ được hình thành do mưa lớn xảy ra trong phạm vi nhỏ, hồ chứa xả nước, do vỡ đập, tràn đập, vỡ đê, tràn đê.

Lũ bất thường là gì? Trong việc phòng, chống lũ bất thường phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nào?

Lũ bất thường là gì? Trong việc phòng, chống lũ bất thường phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nào? (hình từ internet)

Trong việc phòng chống lũ bất thường cần đảm bảo những nguyên tắc gì?

Việc phòng chống thiên tai nói chung và phòng chống lũ bất thường nói riêng phải đảm bảo các nguyên tắc nêu tại Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, cụ thể như sau:

Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai
1. Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
2. Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.
3. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
4. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
5. Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.
6. Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
7. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.

Như vậy, phòng chống lũ bất thường cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.

- Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.

- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

- Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.

- Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống lũ bất thường?

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống lũ bất thường được quy định tại Điều 12 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, cụ thể như sau:

Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai gây phương hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và lợi ích khác của quốc gia; gây mất trật tự xã hội; xâm hại tài sản của Nhà nước và nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng và thực hiện các hoạt động trái pháp luật khác.
2. Phá hoại, làm hư hại, cản trở sự vận hành của công trình phòng, chống thiên tai.
3. Vận hành hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện, cống, trạm bơm không đúng quy trình được phê duyệt, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo chỉ đạo của người có thẩm quyền.
4. Thực hiện hoạt động làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục, đặc biệt là chặt phá rừng phòng hộ, lấn chiếm bãi sông, lòng sông, tạo vật cản, cản trở dòng chảy, khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản gây sạt lở bờ sông, bờ biển.
5. Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
6. Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó khẩn cấp thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
7. Lợi dụng thiên tai đầu cơ nâng giá hàng hóa, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để trục lợi, gây thiệt hại tới đời sống dân sinh.
8. Sử dụng sai mục đích, chiếm dụng, làm thất thoát tiền và hàng cứu trợ; cứu trợ không kịp thời, không đúng đối tượng.
9. Cố ý đưa tin sai sự thật về thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai.
10. Cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra.

Như vậy, trong việc phòng chống thiên tai nói chung và lũ bất thường nói riêng cần đảm bảo đúng các quy định theo quy định của pháp luật và không được thực hiện các hành vi kể trên.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới?
Pháp luật
Hộ đê là gì? Chủ lực hộ đê là ai? Ai là lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phân lũ, làm chậm lũ?
Pháp luật
Cập nhật lũ trên các sông báo động 3 hiện tại? Lũ sông Hồng tại Hà Nội đạt mức báo động 3 chưa?
Pháp luật
Cơ quan nào xây dựng kế hoạch cấp quốc gia ứng phó lũ lụt? Nội dung xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự là gì?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền điều động lực lượng phòng thủ dân sự để phòng chống thiên tai? Các biện pháp phòng thủ dân sự khẩn cấp?
Pháp luật
Tổng hợp văn bản chỉ đạo ứng phó với mưa lũ do ảnh hưởng bão số 3 của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, TP Hà Nội cập nhật?
Pháp luật
Đóng cửa xả đáy là sao? Lệnh đóng cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang lúc 8h ngày 11/9/2024 thế nào?
Pháp luật
Xả lũ là gì? Tại sao phải xả lũ thủy điện? Lệnh đóng cửa xả lũ lúc 12h ngày 10/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy điện nào?
Pháp luật
Mực nước sông Hồng tại Hà Nội là bao nhiêu thì đạt cấp báo động 3 lũ? Các cấp độ lũ lụt sông Hồng tại Hà Nội?
Pháp luật
Cập nhật tình hình lũ lụt ở miền Bắc mới nhất xem ở đâu? Đối tượng nào sẽ được nhà nước hỗ trợ về nhà ở bị thiệt hại do bão?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
609 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
07 văn bản quan trọng về Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào