Loại xăng dầu nào phải kê khai giá? Kê khai giá xăng dầu với cơ quan nào? Kê khai giá xăng dầu bằng hình thức nào?
Loại xăng dầu nào phải kê khai giá? Kê khai giá xăng dầu với cơ quan nào?
Theo Điều 14 Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định về hàng hóa và dịch vụ thực hiện kê khai giá như sau:
Hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá
1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá được quy định tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này.
2. Căn cứ nhu cầu của công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và yêu cầu quản lý nhà nước về giá, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 Luật Giá theo phân công tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này.
...
Theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP như sau:
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Cơ quan quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ | Cơ quan tiếp nhận kê khai giá |
A | Hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá trên phạm vi cả nước | ||
I | Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá | ||
1 | Xăng, dầu thành phẩm | Bộ Công Thương | Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
... | ... | ... | ... |
Như vậy, xăng, dầu thành phẩm là loại xăng dầu phải kê khai giá. Kê khai giá xăng dầu tại Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Loại xăng dầu nào phải kê khai giá? Kê khai giá xăng dầu với cơ quan nào? Kê khai giá xăng dầu bằng hình thức nào? (hình từ internet)
Kê khai giá xăng dầu bằng hình thức nào?
Theo Điều 17 Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định về cách thức thực hiện và tiếp nhận kê khai giá như sau:
Cách thức thực hiện và tiếp nhận kê khai giá
...
2. Các hình thức tiếp nhận kê khai giá:
a) Tiếp nhận qua môi trường mạng trên phần mềm bằng một trong các hình thức sau đây: tiếp nhận qua dịch vụ công trực tuyến; tiếp nhận qua phần mềm cơ sở dữ liệu về giá; các hình thức tiếp nhận trên môi trường mạng khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
b) Tiếp nhận bằng các hình thức khác: tiếp nhận trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận kê khai giá; tiếp nhận qua đường bưu điện (thời gian gửi tính theo dấu công văn đến); tiếp nhận văn bản điện tử qua thư điện tử;
3. Cơ quan tiếp nhận kê khai giá lựa chọn hình thức tiếp nhận kê khai giá trong số các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm thuận lợi cho tổ chức cá nhân thực hiện kê khai.
Trường hợp đã có hình thức tiếp nhận kê khai giá qua môi trường mạng trên phần mềm thì ưu tiên áp dụng hình thức này; trường hợp gặp sự cố không thực hiện được qua môi trường mạng thì tổ chức kinh doanh được áp dụng các hình thức tiếp nhận kê khai giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và phải thực hiện lại hình thức kê khai giá qua môi trường mạng khi các điều kiện tiếp nhận trên môi trường mạng được đảm bảo.
...
Như vậy, các hình thức kê khai giá xăng dầu bao gồm:
- Tiếp nhận qua môi trường mạng trên phần mềm bằng một trong các hình thức sau đây:
+ Tiếp nhận qua dịch vụ công trực tuyến
+ Tiếp nhận qua phần mềm cơ sở dữ liệu về giá
+ Các hình thức tiếp nhận trên môi trường mạng khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật
- Tiếp nhận bằng các hình thức khác:
+ Tiếp nhận trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận kê khai giá;
+ Tiếp nhận qua đường bưu điện (thời gian gửi tính theo dấu công văn đến)
+ Tiếp nhận văn bản điện tử qua thư điện tử
Tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng kê khai giá có trách nhiệm gì?
Theo Điều 18 Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận và tổ chức, cá nhân kê khai giá
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Tổ chức tiếp nhận kê khai giá bằng hình thức phù hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định này;
b) Tổ chức cập nhật thông tin về giá kê khai vào cơ sở dữ liệu về giá;
c) Được sử dụng mức giá kê khai trong công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường theo quy định;
d) Có quyền yêu cầu các tổ chức thực hiện kê khai giá bổ sung đầy đủ nội dung kê khai giá trong trường hợp kê khai thiếu nội dung theo quy định tại Nghị định này;
đ) Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kê khai giá theo thẩm quyền quản lý tiếp nhận kê khai giá tại Điều 16 của Nghị định này, thẩm quyền quản lý nhà nước về giá theo quy định của Luật Giá.
2. Tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng kê khai giá:
a) Thực hiện hình thức kê khai giá theo hướng dẫn của cơ quan tiếp nhận kê khai giá theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Nghị định này;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu và số liệu của mức giá kê khai phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá và mặt bằng giá thị trường; chấp hành thực hiện báo cáo về mức giá kê khai theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận kê khai giá để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra giá; chấp hành việc kiểm tra (bao gồm kiểm tra yếu tố hình thành giá), thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
Như vậy, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng kê khai giá thực hiện hình thức kê khai giá theo hướng dẫn của cơ quan tiếp nhận kê khai giá.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu và số liệu của mức giá kê khai phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá và mặt bằng giá thị trường; chấp hành thực hiện báo cáo về mức giá kê khai theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận kê khai giá để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra giá; chấp hành việc kiểm tra (bao gồm kiểm tra yếu tố hình thành giá), thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.